Thứ Hai | 09/06/2014 16:36

Lãi suất tiền gửi âm: Bài học kinh nghiệm từ Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đan Mạch

Ngay cả Đan Mạch, nơi mục tiêu chính sách đã đạt được nhưng cũng không được xem là một kinh nghiệm áp dụng lãi suất tiền gửi âm thành công.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu chuẩn bị chính thức áp dụng lãi suất tiền gửi âm đối với các ngân hàng gửi tiền dự trữ tại ECB vào ngày 11/6 tới. Đây không chỉ là quyết định lịch sử của bản thân ECB, mà còn là con đường được rất ít các NHTW trên thế giới lựa chọn.
Eurozone sẽ chính thức áp dụng lãi suất tiền gửi âm đối với các ngân hàng gửi tiền dự trữ tại ECB vào ngày 11/6 tới. Đây không chỉ là quyết định lịch sử của bản thân ECB, mà còn là "con đường" được rất ít các NHTW trên thế giới lựa chọn.

Cuộc họp chính sách tháng 6 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã khép lại hôm 5/6 với nhiều quyết định quan trọng. Một trong số đó là quyết định sẽ thi hành lãi suất tiền gửi âm đối với các khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng tại ECB. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6 tới đây.

Chắn chắn, đây là một quyết định “lịch sử” của ECB, như cách gọi của Wall Street Journal cũng như nhiều tờ báo lớn khác trên thế giới. Bởi lẽ, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và hoạt động, ECB đã đưa lãi suất tiền gửi - một trong ba lãi suất điều hành chủ chốt bên cạnh lãi suất cơ bản (lãi suất tái cấp vốn) và lãi suất đối với các công cụ cho vay thanh khoản – xuống dưới 0%.

Cùng với những cuộc khủng hoảng và suy thoái gần đây của kinh tế thế giới, các Ngân hàng Trung ương (NHTW) cũng tránh khởi động chính sách lãi suất tiền gửi âm và trong lịch sử điều hành chính sách tiền tệ, cũng hiếm có NHTW để lãi suất điều hành trực tiếp ở mức âm.

Đúng là có rất ít NHTW thi hành chính sách tiền gửi âm nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ECB là NHTW duy nhất áp dụng. Trước đó, cũng ngay tại châu Âu, các NHTW của 3 nước bao gồm: Thụy Sĩ, Thụy Điển và gần đây nhất là Đan Mạch đã áp dụng chính sách tiền gửi âm đối với các ngân hàng trong nước.

Kinh nghiệm áp dụng lãi suất tiền gửi âm tại 3 nước trên cho thấy mục tiêu và hiệu quả thi hành chính sách rất khác nhau.

NHTW Thụy Điển đã bắt đầu thiết lập lãi suất tiền gửi âm ở -0,25% trong khoảng thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2010. Tiếp đó, NHTW Đan Mạch cũng hạ lãi suất tiền gửi xuống -0,2% vào tháng 7/2012, trước khi tăng lên -0,1%. Trong cả hai trường hợp trên, "rất khó để đưa ra những kết luận thật rõ ràng", Jean-François Robin - chuyên gia trái phiếu tại Natixis khẳng định trên Le Monde.

Tại Thụy Điển, trong khi mục tiêu mà NHTW hướng đến là hỗ trợ hoạt động trên thị trường liên ngân hàng thì những hiệu quả lại tỏ ra kém thuyết phục. Còn trong trường hợp của Thụy Sĩ và Đan Mạch, cả hai NHTW đều đã thực hiện lãi suất tiền gửi âm nhằm ngăn chặn sự lên giá của đồng nội tệ mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt và làm giảm tỷ giá hối đoái đang ở mức cao. Đồng thời, với lãi suất tiền gửi âm, hai nước này còn mong muốn hạn chế nhu cầu nắm giữ tài sản trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh nghiệm áp dụng lãi suất tiền gửi âm của NHTW Đan Mạch

Trong số các NHTW kể trên, hiện tại chỉ có NHTW Đan Mạch (DNB) đang thi hành chính sách lãi suất tiền gửi âm. DNB bắt đầu hạ lãi suất tiền gửi của các ngân hàng Đan Mạch tại NHTW xuống dưới 0% bắt đầu từ tháng 7/2012. Khi đó, mức lãi suất ấn định là -0,2% và được giữ nguyên cho đến tháng 4/2013. Tiếp sau đó, lãi suất được nâng lên nhưng vẫn ở mức âm, cụ thể lãi suất tiền gửi vẫn ở -0,1% từ tháng 4 năm ngoái đến nay.

Gafin 1

Như đã chỉ rõ ở trên, chính sách lãi suất âm nằm trong nỗ lực của DNB nhằm ngăn dòng chảy tiền tệ từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sang Đan Mạch. Bởi sự di chuyển dòng vốn như vậy (chẳng hạn thông qua mua sắm tài sản tại Đan Mạch của nhà đầu tư đến từ Eurozone) có thể dẫn đến sự định giá cao hơn đối với đồng nội tệ Krone (DKK) của Đan Mạch.

Trên thực tế, mục tiêu chính sách tiền tệ của DNB bị ràng buộc với đồng Euro kể từ khi Đan Mạch trở thành thành viên trong Cơ chế Tỷ giá hối đoái châu Âu (European Exchange Rate Mechanisms - ERM). Vì vậy, với yêu cầu đặt ra là cần tác động đến tỷ giá hối đoái, DNB đã can thiệp vào thị trường ngoại hối và ấn định các lãi suất theo biến động chính sách của ECB.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công và sự đầu cơ cho khả năng Eurozone tan vỡ có thể xảy ra đã khiến cho dòng vốn có xu hướng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ngày càng gia tăng trong suốt giai đoạn giữa năm 2011 - giữa năm 2012. Điều này khiến cho đồng Euro được sử dụng nhiều hơn để mua sắm tài sản đang lên giá ở một trong những nước không nằm trong khối Eurozone tiêu biểu như tại Đan Mạch. Kết quả là đồng DKK ngày càng lên giá.

Để chống lại xu hướng bất lợi trên, DNB đã can thiệp đáng kể vào thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

Ngay sau quyết định hạ lãi suất tiền gửi xuống còn 0% vào tháng 7/2012 của ECB, NHTW Đan Mạch cũng cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống mức âm (-0,2%) để làm giảm bớt áp lực lên tỷ giá hối đoái.

Về mặt kỹ thuật, DNB đã ấn định lãi suất chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 7 ngày của các ngân hàng (tương đương lãi suất tiền gửi được điều tiết bởi ECB) ở -0,2%, đồng thời giữ lãi suất tiền gửi của các ngân hàng trong tài khoản vãng lai của DNB không đổi ở 0%.

Vì vậy, để lãi suất tiền gửi âm có hiệu quả, DNB còn thiết lập giới hạn thanh khoản mà các ngân hàng gửi trong tài khoản vãng lai của DNB. Hạn mức giới hạn này đã tăng từ 23,1 tỷ DKK lên 69,7 tỷ DKK. Nhờ hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối của DNB mà các ngân hàng đạt được thanh khoản ròng dương trong tài khoản vãng lai tại NHTW.

gafin2

Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách lãi suất tiền gửi âm diễn ra đúng theo lý thuyết chuẩn của kinh tế học vĩ mô.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ (gồm cả lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp) giảm ngay lập tức, dù không giảm mạnh như lãi suất huy động. Quan trọng hơn, đồng nội tệ của Đan Mạch (DKK) đã giảm giá tương đối so với đồng Euro.

Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách lãi suất tiền gửi âm diễn ra đúng theo lý thuyết chuẩn của kinh tế học vĩ mô.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm ngay lập tức, mặc dù không giảm mạnh bằng lãi suất huy động và đồng nội tệ của Đan Mạch (DKK) giảm giá tương đối so với đồng Euro.

Tuy nhiên, ngay cả khi hiệu quả chính sách rõ ràng trong thực tế đã diễn ra tại Đan Mạch, cũng rất khó để có thể đánh giá đây là một kinh nghiệm áp dụng thành công của NHTW nước này. Bởi cần lưu ý rằng, bản thân đồng Euro đã mạnh lên đáng kể sau phát biểu "làm bất cứ điều gì để cứu đồng Euro" của Chủ tịch ECB - Mario Draghi vào cuối tháng 7/2013. Do vậy, không thể kết luận đồng DKK đã giảm giá tương đối so với EUR hoàn toàn đến từ chính sách lãi suất âm.

gafin 2

Cuối cùng, điểm cũng đáng lưu ý về tác dụng của chính sách đến việc khuyến khích cho vay của các ngân hàng (dù đây không phải mục tiêu chính của DNB).

Bất chấp điều kiện lãi suất cho vay tín dụng của ngân hàng giảm mạnh sau quyết định hạ lãi suất âm, lượng tín dụng cho vay của ngân hàng vẫn liên tục suy giảm. Do tác động đến hoạt động cho vay đến doanh nghiệp và hộ gia đình rất hạn chế nên lãi suất cho vay tương đối ổn định.

Vì vậy, có thể thấy một mặt lãi suất tiền gửi âm là chính sách hiếm được NHTW áp dụng. Nhưng mặt khác, ngay cả tại Đan Mạch - nơi mục tiêu chủ yếu của chính sách (hạ giá đồng Krone) đã đạt được - thì hành động của NHTW quốc gia Bắc Âu này cũng chưa được xem như một kinh nghiệm thành công của chính sách mang tính đột phá.

Nguồn Gafin/Theo DVO


Sự kiện