Thứ Ba | 24/02/2015 15:23

Lá thư của Tổng biên tập báo New York Times gây xôn xao thế giới truyền thông

Thay vì bàn chuyện bài nào sẽ lên trang bìa báo giấy hôm sau, các cuộc họp của Times sẽ tập trung vào làm sao để có sản phẩm mạng tốt nhất.

 The New York Times bỏ hệ thống báo tin cho báo giấy, The Washington Post thực hiện một loạt những thay đổi mới. Báo chí thế giới đang trải qua giai đoạn vật lộn quyết liệt để tồn tại với bối cảnh mới. Sự phát triển của internet, mobile,… tạo ra thách thức chưa từng có đối với báo chí truyền thống. Không chỉ báo giấy, với truyền hình, radio cũng đang chịu các áp lực mang tính sống còn.

Đổi thay hay là chết?

Chúng ta cứ nhìn cách trẻ con giờ hầu như ít xem TV mà thường chỉ xem youtube để giải trí. Ngay các chương trình TV chúng ta xem, độ tập trung cũng không còn như trước: một tay ta luôn lăm lăm smartphone để lướt Facebook và mạng xã hội.

Những cái chết của các tờ báo lớn từ 2005 tới nay cho thấy nội dung tốt (content) không còn là đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại. Cách làm báo giờ phải khác đi.

 Kể từ khi Jeff Bezos mua tờ Washington Post, ông cho thử nghiệm các mô hình mới khác nhau cho tờ báo. Ông muốn biến tờ Post thành một Silicon Valley với thế giới báo chí: CIO của họ đã đưa 19 chuyên gia IT và những người viết phần mềm vào làm trực tiếp ngay toà soạn để cùng với các biên tập viên/phóng viên phát triển các sáng kiến mới: từ interactive graphics cho đến phân tích dữ liệu.

Mục tiêu của họ là sẽ có khoảng 100 nhân viên IT. Ở New York họ lập một khu vực riêng để phát triển các sáng kiến mới cho báo điện tử trong 5-6 năm tới.

Kể từ khi Bezos về, đà cắt giảm nhân viên ở tờ Post được đảo ngược. Năm ngoái khoảng hơn 100 nhân viên mới được đưa về - hầu hết là những blogger nhiều kinh nghiệm và các phóng viên multimedia (cũng có cả những nhà báo từng đoạt Pulitzer như Amy Ellis Nut).

 Tờ Post đã cho thử nghiệm những mục mà trước kia từng bị coi là không đáp ứng tiêu chí của họ như Morning Mix (một số bài hàng sáng tổng hợp lại những chuyện hay trên mạng/mạng xã hội - viết lại (rewrite) chứ không phải là copy-paste) hay PostEverything (một dạng trang ý kiếnmà từ dân thường tới chính trị gia... đều có thể tham gia miễn có bài hay). Các blog chính trị được bạn đọc yêu thích như Wonkblog và The Fix được mở rộng...

Ở New York Times, tổng biên tập Dean Baquet tuần vừa rồi chính thức thông báo việc bỏ cách báo tin cho báo giấy để chuyển hoàn toàn trọng tâm sang báo mạng.

 Tờ Times vẫn tiếp tục các cuộc họp buổi sáng và buổi nhiều nhưng thay vì bàn thảo chuyện bài nào sẽ lên trang bìa báo giấy hôm sau, các cuộc họp đó giờ sẽ tập trung vào chuyện "cạnh tranh thế nào để có các sản phẩm mạng tốt nhất".

Theo hệ thống mới, mỗi ban ở New York Times sẽ báo bài cho "Dean's list" (tạm dịch: danh sách ưu tiên - ở đây có chơi chữ với tên Dean của ông TBT) mà sẽ là những bài "được đầu tư tốt nhất trên mọi platform digital" cả trên web, mobile và các platform mạng xã hội.

Các bài được chọn vào danh sách này sẽ được các vị trí ưu tiên trên mọi platform. Theo Baquet, ưu tiên này sẽ cho họ linh động để nhắm vào độc giả trên mobile (giờ chiếm hơn ½ traffic của tờ Times) và các platform như Facebook (nơi họ đang triển khai chiến lược mới về cách trình bày/cung cấp thông tin cho bạn đọc).

Về nguyên tắc các bài được báo trong cuộc họp phải có ngay sau đó. Các bài cho báo giấy sẽ được bàn trong cuộc họp buổi chiều nhưng chỉ còn chiếm vị trí rất thứ yếu trong nội dung cuộc họp.

Năm 2014 đi qua là một năm đầy biến động ở tờ New York Times -dù doanh thu mảng digital/mạng đã tăng rất mạnh, đạt hơn 150 triệu USD, có 875.000 bạn đọc trả tiền báo online. Nhưng trong năm 2014, tờ báo vẫn phải cắt giảm hơn 100 nhân sự trong đó có rất nhiều nhà báo giỏi và biên tập viên xuất sắc. Họ có tuyển mới và những người mới tuyển là những người trẻ, năng động hơn, dám thử những sáng kiến mới hơn, đặc biệt về multimedia.

Năm 2014, The New York Times cắt giảm hơn 100 biên tập và phóng viên.  Họ có tuyển mới  những người trẻ, năng động hơn, dám thử những sáng kiến mới hơn, đặc biệt về multimedia.
Năm 2014, The New York Times cắt giảm hơn 100 biên tập và phóng viên. Họ có tuyển mới những người trẻ, năng động hơn, dám thử những sáng kiến mới hơn, đặc biệt về multimedia.

Đầu năm 2015, tổng biên tập New York Times Dean Baquet đã viết một thư dài cho toàn toà soạn với tiêu đề “Chartingthe Future” (Tìm hướng cho tương lai) nói về những định hướng của tờ báo.


Lá thư của TBT New York Times gây rúng động thế giới truyền thông

Các đồng nghiệp thân mến,

Trên mọi khía cạnh, 2014 là một năm thay đổi ghê gớm – đột ngột thay đổi lãnh đạo rồi kết cục bằng việc ra đi của nhiều đồng nghiệp giỏi. Nhưng câu chuyện đó không thể hiện hết những gì các bạn đã làm được cho độc giả và cho thế giới của chúng ta.

Chúng ta đã củng cố được vị thế của mình như là tờ báo điều tra số một, với những câu hỏi khó chất vấn về vụ Ebola, về những điều vớ vẩn ở Albany (thủ phủ bang NewYork) và Matxcơva, về thế giới vật lộn với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ởTrung Đông, các vụ bắt cóc và sát hại các đồng nghiệp làm báo, cuộc khủng hoảng với hệ thống nhà tù, quy định lỏng lẻo của ngành ô tô, thế giới thể thao ở đại hội Olympic ngày càng tệ hại và một đất nước bị chia rẽ bởi sắc tộc và thu nhập.

Chúng ta tiếp tục ra các sản phẩm đỉnh cao về hình ảnh, nhờ sự cố gắng quả cảm của các phóng viên ảnh trên khắp thế giới. Rồi đến sự kết hợp rất tốt giữa text, video và hình ảnh trong bài phóng sự cuối năm về Ebola của chúng ta. Trang mới Upshot (một trang chuyên về phân tích dữ liệu, các trưng cầu dân ý chính trị,...) là một trong những sáng tạo xuất sắc nhất trong năm – sự tổng hợp tin theo hướng đặt digital lên hàng đầu và có thể là mô hình tương lai của New York Times.

Các bạn đừng để cuộc khủng hoảng trong kinh doanh báo chí làm lãng quên thực tế, chúng ta là những người giỏi. Rằng chúng ta có mặt, còn làm ở tờ New York Times này là để làm những câu chuyện lớn, chất vấn những câu hỏi khó.

 Các bài báo của chúng ta vẫn có chất lượng tốt – mục tiêu cho năm tới của báo cũng rất rõ ràng. Chúng ta sẽ khắc phục hậu quả của việc cho nghỉ việc sớm (cho các phóng viên/biên tập nghỉ sớm bằng gói tài chính) vừa qua. Chúng ta sẽ tìm những nhân tố bên trong để lấp vào các vị trí quan trọng. Chúng ta sẽ cẩn thận suy xét để thuê thêm những người mới.

Tôi hiểu việc thuê thêm người mới sau khi cắt giảm nhân sự nghe có vẻ mâu thuẫn. Nhưng nếu chúng ta ngừng không đưa những tài năng mới về thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ bỏ lỡ thế hệ những ngôi sao tương lai. Chúng ta sẽ cần phải xây dựng lại nhanh chóng đội ngũ media của báo. Mảng văn hoá và thể thao sẽ được tăng thêm những khuôn mặt mới. Và xây dựng đội ngũ tin chính trị mạnh cũng là một trong những mục tiêu chính của năm nay. Việc tái thiết kế tờ tạp chí Chủ nhật cũng đã bắt đầu. Các phóng sự điều tra lớn cũng đang được tiến hành.

 Nhưng dù là chất lượng chúng ta rất tốt, và sẽ tiếp tục là vậy, chúng ta đối mặt với những câu hỏi rất lớn: Phải làm gì để chúng ta tiếp tục là những người giỏi nhất nhiều thế hệ tiếp theo? Vai trò của toà soạn như thế nào để đảm bảo tương lai của mình?

Trong những năm 1970, New York Times cũng từng đối mặt với cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn bây giờ. New York khi đó đang sụp đổ về tài chính, và tờ báo khi đó đã rơi vào nợ nần. Các độc giả truyền thống ở thành phố thì chuyển ra hết vùng nông thôn (nhà giàu chuyển ra ngoại ô New York sống). Truyền hình đang lên ngôi, quảng cáo thì suy giảm. Báo chí trên khắp cả nước đang đóng cửa. Sự tồn vong của tờ Times khi đó là dấu hỏi lớn.

 Có sự giống nhau đến kinh ngạc giữa khi đó và lúc này. Khi đấy, các cuộc gặp lãnh đạo bên kinh doanh và khối nội dung rất lạc lõng vì chẳng ai biết ai. Hàng loạt nhóm và tiểu nhóm biên tập viên và lãnh đạo toà soạn được thành lập để nghĩ  ý tưởng, tìm ra những sáng kiến mới cứu tờ báo.

Có những dự đoán kinh hoàng khi đó về triển vọng kinh doanh của tờ Times cũng như việc tờ báo không còn hiểu độc giả của mình nữa. Chủ bút khi đó đã làm một việc không tưởng, một hành động không khác gì chuyện chúng ta giờ vẫn hay tranh cãi về các số liệu bạn đọc – ôngt huê tư vấn bên ngoài làm thăm dò bạn đọc để coi họ muốn đọc gì mà tờ Times không có.

Giữa lúc khủng hoảng, toà soạn khi đó có quyết định rất quan trọng – họ nắm lấy quyền dẫn dắt tương lai đó. Bất chấp những chỉ trích, dè bỉu khi đó về việc tờ Times từ bỏ lý tưởng của mình, toà soạn lập ra mục feature (phóng sự, ký sự, các bài chuyên sâu) mà đã cứu tờ báo, định ra con đường giúp đưa tờ báo tới những năm huy hoàng nhất và khiến các bài viết chúng ta có chiều sâu hơn cho bạn đọc mỗi ngày.

Giờ là lúc toà soạn lại cần hơn bao giờ hết làm vai trò lãnh đạo đó để tìm hướng tương lai của chúng ta. Thực tế, các đồng nghiệp kinh doanh của chúng ta, như thế hệ trước, đang trông chờ chúng ta dẫn dắt (thay đổi). Tương lai chúng ta sẽ tiếp tục được xây dựng trên nền tảng của báo chí, và những ý tưởng mà ta có và những bài viết và đưa tin có chất lượng.

Đó là lý do vì sao chúng ta sẽ thành lập ra phòng phát triển bạn đọc. Mục tiêu của phòng này không phải là chỉ để tăng click hay làm bạn đọc biết nhiều hơn về các bài viết của chúng ta, kết nối chúng ta với bạn đọc theo những cách mới và sâu sắc hơn.

The New York Times thành lập phòng phát triển bạn đọc và  phiên bản mobile được coi là hoàn hảo để phục vụ bạn đọc báo mạng ngày càng đòi hỏi cao.

Nếu chúng ta đẩy mạnh, quyết liệt việc quảng bá tin tức này (để bạn đọc biết nhiều hơn), quyết liệt trong việc làm những bài, những tin độc đáo riêng, chúng ta sẽ có thêm ảnh hưởng trên thế giới này, thuhút thêm bạn đọc đăng ký dài hạn và khách quảng cáo.

Chúng ta không biết tờ Times nên đạt được số lượng bạn đọc là bao nhiêu. Nhưng nếu muốn biết chút về tiềm năng tăng bạn đọc, thì hai tháng vừa rồi, kể từ khi chúng ta bắt đầu những nỗ lực bền bỉ, lượng bạn đọc tìm thấy nội dung tờ Times đã tăng 20% – tăng nhanh hơn rất nhiều so với mọi tưởng tượng về tình hình báo chí trong giai đoạn này.

Chúng ta đang tiến quyết liệt hơn để phục vụ bạn đọc trên mobile. Bạn đã thấy những thay đổi lớn trong các sản phẩm mobile trong mấy tháng vừa qua, cho chúng ta khả năng điểu khiển lớn hơn nội dung bạn đọc có thể coi/đọc.

Chúng ta thấy rõ app NYT Now không tạo ra đột phá lớn về tài chính. Nhưng nó là thành công lớn về báo chí. Apps đó xuất hiện ở hầu hết các bản xếp hạng Apps mới tốt nhất.

Chúng ta đã học nhiều bài học quan trọng từ việc xây dựng App NYT Now. Chúng ta biết rằng mình có thể thêm hình ảnh và tương tác với bạn đọc một cách khác, một cách ít hình thức (formal) hơn mà vẫn duy trì được hình ảnh New YorkTimes của mình.

Giờ chúng ta đang nghiên cứu cách để biến NYT Now thành một thành công về tài chính. Nhưng ngay lúc này, chúng ta đang lấy những chi tiết hay nhất của NYT Now để kết hợp, bổ sung vào App chính của chúng ta (New York Times).

App về Cooking (nấu nướng) cũng đã rất thành công khi có hơn 8 triệu người dùng trên mạng và App này đã được tải về tới hơn 300.000 lần. Với lượng độc giả lớn như vậy cho một mảng nội dung, đây có thể là hình mẫu trong tương lai khi chúng ta thực hiện các chiến dịch bài lớn.

Giống như khi tờ Times tìm thấy một thị trường hoàn toàn mới khi trở thành tờ báo cả nước (không chỉ giới hạn ở New York), giờ chúng ta tin rằng mình đang có cơ hộiphát triển rất lớn ở thị trường quốc tế. Chúng ta đang cân nhắc coi đâu sẽ làthị trường để nhảy vào trước, và cách làm sẽ như nào.

Chất lượng các video của chúng ta đã được cải thiện đều và tôi rất muốn tăng cường quảng bá nội dung video nhiều hơn nữa. Video sẽ là nội dung thu hút nhiều các nhà quảng cáo về hình ảnh.

Chúng ta cũng rất quyết tâm tăng cường chất lượng tờ báo giấy. Ngoài việc thiết kế lại tờ tạp chí, chúng ta đã bắt đầu thử nghiệm một số ý tưởng mà sẽ được triển khai trong vài tháng tới.

Cuối cùng, tôi đang làm việc với bên kinh doanh để xem chúng ta có thể thu hút thêm quảng cáo trong khi không đánh mất lằn ranh giữa tin tức và quảng cáo.

Ví dụ, liệu nhà quảng cáo có thể tài trợ cho một mục feature thường xuyên nào đó? Sẽ là có nếu như tài trợ đó không khiến độc giả chất vấn sự khách quan của chúng ta. Đây là lĩnh vực còn rất tranh cãi, nhưng rõ ràng đã có những tập đoàn truyền thông hàng đầu đang thử nghiệm rồi.

Liệu những thay đổi đó có đảm bảo chúng ta không phải trải qua những bước cắt giảm nhân sự đau đớn nữa hay không? Đó là mục tiêu của tôi nhưng thú thật tôi không dám đảm bảo. Không lãnh đạo toà soạn lớn nào hiện tại dám đảm bảo điều đó.

Không có viên đạn thần kỳ nào vào lúc này để giải quyết hết các vấn đề mà các tờ báo lớn đang đối đầu. Và đây là lý do tôi sẵn sàng đi những bước quyết liệt để đảm bảo cho tương lai của chúng ta. Tôi có thể nói rằng Arthur và Mark (các chủ bút của New York Times) hiểu điều này hơn bao giờ hết về việc phải có các bài báo lớn và tham vọng.

Tôi hiểu đây là thời điểm với đầy những thứ không rõ ràng và lo lắng. Nhưng đây cũng là thời điểm đầy cơ hội. Hãy nhớ rằng chúng ta đang có gần hai triệu bạn đọc đang trả tiền, một tờ báo in vẫn rất mạnh, một mảng digital đang ngày càng tăng trưởng mang lại doanh thu lớn gấp nhiều lần so với các đối thủ màu mè khác. Chúng ta vẫn là tờ báo có lời.

Dù vậy, tôi muốn tạo ra môi trường mà các ý tưởng mới được đưa ra, những ý tưởng có thể giúp chúng ta có những bài báo hay hơn, đảm bảo tờ báo được tồn tại, có các nguồn doanh thu từ khắp toà soạn.

Tôi xin nhắc lại điều tôi đã trình bày với ban biên tập tờ Times vài tuần trước khi Arthur mời tôi nói: New York Times từng được xây dựng và phát triển qua nhiều thế hệ vì nó luôn cố gắng là tờ báo số 1 thế giới. Đây đã là tầm nhìn thống nhất của cả toà soạn cũng như bên bộ phận kinh doanh. Sẽ không có tương lai nào cho tờ Times hay bộ phận kinh doanh của nó nếu nó chỉ đơn thuần là tờ báo số 2 thế giới.

Giống như những người tiền nhiệm chúng ta cách đây 40 năm, chúng ta sẽ cố gắng trên mọi mặt trận để giúp xây một tờ New York Times tốt hơn, tham vọng hơn và sáng tạo hơn.

Trân trọng,

Dean

Nguồn Công An Nhân Dân