Kỷ nguyên vĩ mô sắp đến hồi kết
Một môi trường như vậy đã tạo ra sự nhất quán đáng kể trong cách thức giao dịch hàng hóa. Rủi ro tăng: Chứng khoán, hàng hóa, đồng đô-la Australia (AUD) đồng loạt tăng. Rủi ro giảm: Trái phiếu kho bạc và đồng yên cũng thi nhau tăng giá. Đó là điều đã diễn ra cho đến khi năm 2012 kết thúc.
Tuy nhiên, năm 2013 mở ra cũng là thời điểm có nhiều bằng chứng cho thấy kỷ nguyên "vĩ mô" có thể đang bước tới hồi kết.
Trong bài phân tích mang tựa đề "Những suy nghĩ trái ngược" cho năm 2012, chiến lược gia đầu tư Michael Hartnett viết: "Một trong những bất ngờ lớn nhất trong năm 2012 là việc thị trường giá xuống gặp biến động. Các chương trình cho vay khổng lồ từ các ngân hàng trung ương toàn cầu đã làm nảy sinh nhiều rủi ro. Do đó, nếu biến động gia tăng trong năm 2013, thì đó cũng không phải là điều ngạc nhiên, cụ thể là trong thị trường ngoại hối. Với chính sách lãi suất gần bằng 0 ở khắp mọi nơi trên thế giới, thị trường ngoại hối sẽ là nhân tố mới giúp ổn định thị trường".
Tuy nhiên, ông Hartnett cho rằng biến động lớn nhất trong năm 2013 và xa hơn nữa chính là kỷ nguyên của những rủi ro liên tiếp đang đến hồi kết. Hartnett cũng lưu ý rằng từng cặp cổ phiếu có liên quan đến nhau trong nhóm chỉ số S&P 500 đã giảm xuống còn 30%, so với mức 70% trong năm 2011. Điều này cho thấy chúng ta đang tiến gần hơn đến một thị trường lựa chọn cổ phiếu từ dự đoán.
Từ biểu đồ trên, Hartnett cho rằng S&P đang tiến sát hơn đến khu vực được định nghĩa là một "thị trường của những người lựa chọn cổ phiếu từ dự đoán", trong đó nếu là người lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan, bạn sẽ thắng, thay vì phải căng mắt dõi theo từng sự lên xuống của các loại rủi ro.
Trong báo cáo đánh giá về thị trường trong năm 2012, nhà kinh tế kỳ cựu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mark Dow cho rằng S&P thực sự là một thị trường của những người lựa chọn cổ phiếu bằng dự đoán - một cụm từ bị "lạm dụng" bởi các đài truyền hình, những người chỉ chăm chăm quảng cáo cho dịch vụ lựa chọn cổ phiếu của mình. Trong khi các nước tranh nhau hướng tới "vĩ mô", thì "lựa chọn cổ phiếu bằng dự đoán" lại tỏ ra hiệu quả.
Theo Hartnett, sự suy tàn của kỷ nguyên "vĩ mô" cũng phù hợp với hai chủ đề lớn của kinh tế thế giới. Thứ nhất, các ngân hàng trung ương đã thực hiện tốt công việc dẹp yên các cuộc khủng hoảng. Mặc dù không chắc chắn liệu tình trạng này có thể duy trì được bao lâu, song lần đầu tiên trong nhiều năm, rất ít các cuộc tranh luận về sai lầm của ngân hàng hay chính phủ nổ ra tại Mỹ hay châu Âu. Đây là một sự thay đổi lớn, Hartnett nhận định.
Điều này dẫn kết quả là thị trường giá xuống rơi vào biến động, điều này được chứng minh qua việc chỉ số VIX - thước đo mức biến động của một dãy lựa chọn thuộc chỉ số S&P 500 và được sử dụng để xác định dự báo của thị trường đối với sự biến động trong vòng 30 ngày - khá yên tĩnh trong năm qua, hay ít nhất là ít biến động so với những năm trước.
Bên cạnh đó, sự trở lại của "tăng trưởng dương" tại nhiều nền kinh tế trên thế giới cùng sự tăng tốc của khu vực kinh tế tư nhân sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình kết thúc của kỷ nguyên "vĩ mô" của những rủi ro liên tiếp.
Nguồn Business Insider/Khampha