Thứ Ba | 29/05/2012 09:05

Kỷ nguyên phá sản mới giúp hồi sinh thị trường Nhật Bản

Nộp đơn phá sản là một cách để xây dựng lại công ty và điều đó đang dần được chấp nhận tại Nhật Bản.
Hai công ty lớn nhất Nhật Bản trong thập kỷ trước, Ashikaga Holdings và Japan Airlines đang đứng trước nguy cơ phá sản trong những tháng tới.

Công ty cho vay Ashigaka thực sự là một công ty "ma" điển hình, phải mất gần một thập kỷ Ashigaka mới có thể hồi sinh trên thị trường chứng khoán. Japan Airlines (JAL), mặt khác, sẽ phục hồi trong vòng chưa đầy ba năm sau khi trở thành công ty dịch vụ phi tài chính lớn nhất bị sụp đổ tại Nhật Bản.

Các chuyên gia phá sản nhận định, sự khác biệt giữa hai công ty này có thể chứng minh một bước ngoặt trong việc thay đổi thái độ đối với việc phá sản, từ lâu vốn bị coi là đích đến cuối cùng của các công ty gặp khó khăn.

Giám đốc quỹ quản lý tại Ichiyoshi Investment Management, Mitsushige Akino cho biết: "Hiện tại, nhiều công ty coi việc nộp đơn phá sản là một cách để xây dựng lại công ty và điều đó đang dần được chấp nhận tại Nhật Bản. Nếu trường hợp như JAL trở nên phổ biến. Nó sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản."

Trong khi tại Mỹ, mỗi năm có hàng nghìn công ty nộp đơn xin phá sản theo luật thì tại Nhật Bản, các doanh nghiệp từ lâu lại lảng tránh một điều luật về phá sản có chức năng tương đương, Luật phục hồi chức năng doanh nghiệp. Đối với hầu hết các công ty từng sử dụng luật này, cụm từ "phục hồi chức năng" là một thuật ngữ sai. Theo công ty nghiên cứu Teikoku Databank, chỉ có 9 trong số 138 công ty bị phá sản kể từ năm 1962 hồi sinh tại thị trường Nhật Bản.

Khoảng thời gian phục hồi nhanh nhất của một công ty Nhật Bản là 6 năm 10 tháng. Trong khi đó, một doanh nghiệp Mỹ chỉ cần 18 tháng để phục hồi sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản.Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Nhật Bản ngại sử dụng đến luật phá sản là do luật này quy định các nhà quản lý của công ty phá sản phải từ chức.

Bên cạnh đó, quá trình phá sản cũng diễn ra rất chậm. Chẳng hạn, công ty Ashikaga bị phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990, nhưng mãi tới năm 2003, công ty này mới được quốc cữu hóa và được tòa án chấp nhận đơn xin phá sản.

Tuy nhiên, đến năm 2008, những quy định về phá sản đã trở nên linh hoạt hơn. Quá trình phá sản cho phép các công ty tiếp tục duy trì trong khi vẫn tiếp tục kế hoạch phát triển mới và các quản lý vẫn được giữ nguyên vị trí của mình. Thời gian phá sản cũng nhanh hơn, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 6 tháng để được toàn án chấp nhận, so với một năm theo khuôn khổ truyền thống.

Đồng trưởng nhóm tài chính Nhật Bản tại Goldman Sachs, ông Makoto Ito nhận định: "Số lượng ngày càng tăng các công ty hồi sinh như Ashikaga và JAL sẽ tiếp thêm sinh lực cho thị trường Nhật Bản bằng cách tăng cường tính thanh khoản và tạo nhiều cơ hội đầu tư hơn."

Nguồn WSJ/DVT


Sự kiện