Mức lãi suất mới được đưa ra khi Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ tin rằng nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái.

 
Nguyên Hồ Thứ Bảy | 24/09/2022 15:42

Kỷ nguyên lãi suất âm tại châu Âu kết thúc, nước Anh bước vào suy thoái?

Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn cuối cùng có mức lãi suất âm, sau khi Ngân hàng Trung ương nước này quyết định giữ nguyên lãi suất -0,1%.

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã bỏ phiếu tăng lãi suất cơ bản từ 1,75% lên 2,25%  vào ngày 22/09, thấp hơn mức tăng 0,75 điểm phần trăm mà nhiều nhà giao dịch đã dự đoán.

Lạm phát ở Anh đã giảm nhẹ trong tháng 8 nhưng vẫn ở mức 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng. BOE hiện kỳ ​​vọng lạm phát sẽ đạt đỉnh chỉ dưới 11% vào tháng 10, giảm so với mức dự báo trước đó là 13%.

Mức lãi suất này được đưa ra khi Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ tin rằng nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái, vì dự báo GDP sẽ giảm 0,1% trong quý III, và tiếp tục giảm 0,1% trong quý II.

 

Nhiều nhà phân tích, cùng với hiệp hội kinh doanh Phòng Thương mại Anh, dự đoán Vương quốc Anh sẽ bước vào một cuộc suy thoái trước cuối năm. Ngoài những cú sốc về giá năng lượng, khu vực này còn phải đối mặt với những tắc nghẽn thương mại do COVID-19 và Brexit mang lại, tâm lý lo âu của người tiêu dùng và doanh số bán lẻ giảm.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters, sau khi tăng lãi suất chuẩn lên 0,5%, Thụy Sĩ trở thành quốc gia cuối cùng ở châu Âu áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương khu vực đã tích cực tăng lãi suất để giải quyết lạm phát tăng cao.

Như vậy, Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn cuối cùng có mức lãi suất âm, sau khi Ngân hàng Trung ương nước này quyết định giữ nguyên lãi suất -0,1% vào ngày 22/9.

Trước đó, Đan Mạch đã chấm dứt chuỗi lãi suất âm kéo dài gần một thập kỷ vào ngày 8/9, khi tăng lãi suất chuẩn thêm 75 điểm cơ bản lên 0,65%. Ngân hàng trung ương Thụy Điển cũng đã tăng lãi suất lên 1,75% vào ngày 20/9 sau khi Riksbank cảnh báo “lạm phát quá cao”.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản lên mức dương để "hạ nhiệt" nền kinh tế vào ngày 8/9. Theo Edward Scicluna, thành viên Hội đồng quản trị ECB, trong tương lai ECB có thể tiếp tục tăng lãi suất, nhưng sẽ không “mạnh tay” như những đợt trước.

 

Đây là lần tăng lãi suất thứ bảy liên tiếp trong năm và đưa lãi suất của Vương quốc Anh lên mức được thấy lần cuối vào năm 2008.

Năm thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của đơn vị này đã bỏ phiếu cho mức tăng 0,5 điểm phần trăm, trong khi ba thành viên bỏ phiếu cho mức tăng 0,75 điểm phần trăm, cao hơn mà nhiều người đã mong đợi. Một thành viên đã bỏ phiếu cho việc tăng 0,25 điểm phần trăm.

Ngân hàng cho biết họ không đi theo "con đường định sẵn" và sẽ tiếp tục đánh giá dữ liệu để quyết định quy mô, tốc độ và thời điểm thay đổi tỉ giá ngân hàng trong tương lai. Ủy ban cũng đã bỏ phiếu để bắt đầu bán trái phiếu chính phủ Anh ngay sau cuộc họp và ghi nhận “lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh trên toàn cầu”.

Quyết định của ngân hàng được đưa ra trong bối cảnh đồng bảng Anh rớt giá kỷ lục, các dự báo suy thoái bủa vây, khủng hoảng năng lượng châu Âu trầm trọng và tân Thủ tướng Liz Truss đưa ra chương trình chính sách kinh tế mới. 

Có thể bạn quan tâm: 

Nhiều người chuyển sang ăn chay "bán thời gian" vì thịt quá mắc

Nguồn CNBC