Thứ Bảy | 23/03/2013 12:15

Kỷ nguyên dòng vốn chuyển dịch tự do đã chấm dứt?

Các cường quốc đang nỗ lực kiểm soát dòng vốn khi lo ngại ảnh hưởng lây lan của khủng hoảng.
Thế giới đã chứng kiến ba đảo quốc châu Âu trở thành các trung tâm tài chính ngân hàng lớn mạnh tương xứng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sau đó lâm vào khủng hoảng do nền kinh tế nội địa không có đủ nguồn lực để tự cứu hệ thống ngân hàng trong cuộc suy thoái. Thực tế này chỉ ra một vấn đề quan trọng liên quan đến cấu trúc tổng thể của tài chính quốc tế.

Và câu hỏi được đặt ra là, liệu kỷ nguyên bong bóng của sự dịch chuyển vốn tự do sẽ kết thúc chỉ trong tương lai gần?

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc đang duy trì các chính sách thắt chặt dòng vốn, trong khi nền kinh tế lớn thứ 3 Nhật Bản chủ động thực hiện quản lý chặt chẽ đồng tiền riêng của quốc gia. Cả nền kinh tế lớn thứ 6 cũng đang áp dụng các chính sách nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng tiền.

Thực tế cho thấy rất nhiều các quốc gia lớn khác là thành viên của các khối tiền tệ đều đang thực hiện các chế độ kiềm chế lạm phát. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã chính thức đảm nhận vị trí kiểm soát dòng vốn làm công cụ ổn định tài chính. Như vậy, có thể khẳng định rằng kỷ nguyên dịch chuyển vốn tự do sẽ không còn tồn tại được lâu hơn nữa.

Hiện nay, đa số các chính sách được đưa ra đều là tạm thời, trong đó Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến việc dần tự do hóa chính sách quản lý dịch chuyển vốn.

Tuy nhiên, có hai nguyên nhân khiến xu hướng này suy yếu. Một là, một nửa thế giới có thể đang ở trạng thái không cân bằng. Bất kỳ ai cũng có thể hợp tác với nhau và thay đổi để tạo ra một trạng thái cân bằng mới.

Một khi có quốc gia rời bỏ trạng thái này thì tâm lý các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những đối tượng thu hút các dòng vốn bên ngoài hoặc là các quốc gia có thể chịu đựng được các tác động tiền tệ.

Có một số nhà phản biện cho rằng, các quốc gia mở theo đó sẽ tạo áp lực cho các quốc gia khác gia nhập lại trạng thái cân bằng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến lý do thứ 2 là các biện pháp thắt chặt vốn sẽ rất hữu hiệu cho quốc gia nào lợi dụng lạm phát để giảm tỷ lệ nợ cao. Và không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào.

Nguồn Khampha/Economist


Sự kiện