Chủ Nhật | 13/01/2013 09:14
Kỷ nguyên độc lập của ngân hàng trung ương đến hồi kết
Dù muốn hay không, các ngân hàng trung ương đang bị cuốn vào cuộc chiến chính trị và những quyết sách tiền tệ không còn là vấn đề của riêng họ nữa.
Trước khủng hoảng, có một giả định rằng thành công trong việc giữ giá cả ổn định sẽ khiến tất cả mọi người hài lòng. Quả thực, các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải điều chỉnh lãi suất theo hướng này hoặc hướng khác, và một số người trong chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng trong khi những người khác lại không thấy vậy. Tuy nhiên, khi một vòng tuần hoàn kinh tế kết thúc, những hiệu quả đó cũng không còn. Nói theo cách này, chính sách tiền tệ có thể coi là trung lập về mặt chính trị.
Tuy nhiên, kỷ nguyên trung lập đó đã không còn. Kể từ sau khủng hoảng, các nền kinh tế phát triển của thế giới đã trở nên trì trệ và các ngân hàng trung ương có rất ít lựa chọn ngoài việc kìm lãi suất gần bằng 0, đồng thời theo đuổi những chính sách tiền tệ chưa từng có với hy vọng sẽ kích hoạt một sự phục hồi mạnh mẽ.
Có thể nói, chính sách tiền tệ ở thời hiện tại mang những ý nghĩa rất lớn về chính trị. Chẳng hạn ở Anh, tín hiệu rõ ràng nhất chính là việc Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẵn sàng chấp nhận lạm phát tăng cao hơn mục tiêu do quốc hội đề ra để đổi lấy các gói kích thích. Một bằng chứng khác rõ ràng hơn nữa chính là việc Anh cho siết chặt lương của người lao động trong bối cảnh thực tế, nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng thất nghiệp theo kiểu Đại suy thoái. Rõ ràng đây không thể là loại quyết định mà chỉ một mình BOE có thể đưa ra.
Các gói nới lỏng định lượng (QE) có thể giúp chính phủ các nước dễ dàng hơn trong việc huy động vốn với giá rẻ, song nó cũng đồng thời làm tăng giá trị hiện tại của các khoản nợ phải thanh toán trong tương lai. Kết quả là, các quỹ hưu trí của chính phủ bắt đầu bị thâm hụt nặng. Các gói QE cũng buộc người lao động phải san sẻ nhiều tiền hưu trí hơn, trong khi lương hưu lại thấp hơn. Hay trong trường hợp của một số khu vực hưu trí công khác, chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công cũng khiến người lao động phải nộp nhiều hưu trí hơn cho chính phủ.
Trong khi đó, những người hưởng lợi nhiều nhất từ các gói QE hiển nhiên là những người giàu có và những kẻ thích ngồi "há miệng chờ sung" khác.
Nói cách khác, chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng phân phối lại thu nhập và tài sản, thay vì kích hoạt sự phục hồi của hoạt động kinh tế. Rõ ràng, các ngân hàng trung ương đang đưa ra những quyết định mang tính chính trị chứ không phải kinh tế.
Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sự độc lập của các ngân hàng trung ương bị đe dọa. Và không ví dụ nào rõ ràng hơn ở Nhật Bản. Chính phủ của tân thủ tướng Shinzo Abe đang lên kế hoạch chỉ định thống đốc mới cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), cũng như điều chỉnh lại chính sách ổn định giá của BOJ. Dưới áp lực mạnh mẽ từ chính phủ, BOJ đã buộc phải nâng mục tiêu lạm phát gấp đôi lên 2%, để phù hợp với các ngân hàng trung ương các quốc gia khác.
Mục tiêu đó dường như là hợp lý, song nó lại chưa chắc có thể thành hiện thực. Giống như ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh, cổ động viên của những đội trung bình như Aston Villa lúc nào chẳng hy vọng đội bóng con cưng của họ đoạt chức vô địch, song từ mong ước tới hiện thực là một khoảng cách rất xa. Tương tự như thế, BOJ hy vọng lạm phát 2%, song họ có công cụ gì để đạt được điều đó?
Hãy tưởng tượng nếu BOJ không có trong tay thứ gì cả, thì cách làm giảm thâm hụt ngân sách duy nhất chính là BOJ sẽ thu mua số trái phiếu chính phủ mới được phát hành và bơm hàng núi tiền ra, nói một cách hình tượng thì cách làm của BOJ chẳng khác nào cử một đống trực thăng đem tiền thả xuống vậy. Cách làm này hiển nhiên sẽ biến BOJ thành một cơ quan của chính phủ không hơn không kém.
Không thể biết công chúng Nhật Bản sẽ hành xử ra sao trong trường hợp này. Liệu họ có chịu đứng nhìn những chiếc trực thăng của BOJ đổ tiền xuống nhằm đẩy lạm phát lên bằng với mục tiêu? Hay họ sẽ nhìn thấy BOJ đang tự biến mình thành một cơ quan thụ động về chính sách tài khóa, thay vì đưa ra quy tắc tiền tệ như trước kia? Nếu quả như vậy, chắc chắn BOJ sẽ không thể giữ được sự độc lập của mình trước khi họ có thể ghìm giá đồng yên. Có thể nói, để có được mục tiêu lạm phát 2%, cái giá mà BOJ phải trả quả là quá đắt.
Điều đó thực khó tưởng tượng, đặc biệt là với 1 quốc gia giảm phát trầm kha như Nhật Bản. Tuy nhiên, sau gần 2 thập kỷ, đã đến lúc các ngân hàng trung ương và những người khác phải đối mặt với sự thật, đó là: Họ không còn độc lập như trước nữa, bởi những chính sách của họ đang tạo ra cả kẻ thắng lẫn người thua. Họ đang đưa ra những quyết sách sặc mùi chính trị. Một khi các chính trị gia nhận ra điều đó, chắc chắn họ sẽ với tay ghìm cương các ngân hàng. Đến lúc đó, chính sách ổn định tiền tệ, dù tốt hay xấu, sẽ không còn được đảm bảo.
Tuy nhiên, kỷ nguyên trung lập đó đã không còn. Kể từ sau khủng hoảng, các nền kinh tế phát triển của thế giới đã trở nên trì trệ và các ngân hàng trung ương có rất ít lựa chọn ngoài việc kìm lãi suất gần bằng 0, đồng thời theo đuổi những chính sách tiền tệ chưa từng có với hy vọng sẽ kích hoạt một sự phục hồi mạnh mẽ.
Sự độc lập của các ngân hàng trung ương đang đến hồi suy tàn?
Có thể nói, chính sách tiền tệ ở thời hiện tại mang những ý nghĩa rất lớn về chính trị. Chẳng hạn ở Anh, tín hiệu rõ ràng nhất chính là việc Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẵn sàng chấp nhận lạm phát tăng cao hơn mục tiêu do quốc hội đề ra để đổi lấy các gói kích thích. Một bằng chứng khác rõ ràng hơn nữa chính là việc Anh cho siết chặt lương của người lao động trong bối cảnh thực tế, nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng thất nghiệp theo kiểu Đại suy thoái. Rõ ràng đây không thể là loại quyết định mà chỉ một mình BOE có thể đưa ra.
Các gói nới lỏng định lượng (QE) có thể giúp chính phủ các nước dễ dàng hơn trong việc huy động vốn với giá rẻ, song nó cũng đồng thời làm tăng giá trị hiện tại của các khoản nợ phải thanh toán trong tương lai. Kết quả là, các quỹ hưu trí của chính phủ bắt đầu bị thâm hụt nặng. Các gói QE cũng buộc người lao động phải san sẻ nhiều tiền hưu trí hơn, trong khi lương hưu lại thấp hơn. Hay trong trường hợp của một số khu vực hưu trí công khác, chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công cũng khiến người lao động phải nộp nhiều hưu trí hơn cho chính phủ.
Trong khi đó, những người hưởng lợi nhiều nhất từ các gói QE hiển nhiên là những người giàu có và những kẻ thích ngồi "há miệng chờ sung" khác.
Nói cách khác, chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng phân phối lại thu nhập và tài sản, thay vì kích hoạt sự phục hồi của hoạt động kinh tế. Rõ ràng, các ngân hàng trung ương đang đưa ra những quyết định mang tính chính trị chứ không phải kinh tế.
Dưới thời thủ tướng Abe, BOJ đang tự biến mình thành một cơ quan tiền tệ riêng của chính phủ. |
Mục tiêu đó dường như là hợp lý, song nó lại chưa chắc có thể thành hiện thực. Giống như ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh, cổ động viên của những đội trung bình như Aston Villa lúc nào chẳng hy vọng đội bóng con cưng của họ đoạt chức vô địch, song từ mong ước tới hiện thực là một khoảng cách rất xa. Tương tự như thế, BOJ hy vọng lạm phát 2%, song họ có công cụ gì để đạt được điều đó?
Hãy tưởng tượng nếu BOJ không có trong tay thứ gì cả, thì cách làm giảm thâm hụt ngân sách duy nhất chính là BOJ sẽ thu mua số trái phiếu chính phủ mới được phát hành và bơm hàng núi tiền ra, nói một cách hình tượng thì cách làm của BOJ chẳng khác nào cử một đống trực thăng đem tiền thả xuống vậy. Cách làm này hiển nhiên sẽ biến BOJ thành một cơ quan của chính phủ không hơn không kém.
Không thể biết công chúng Nhật Bản sẽ hành xử ra sao trong trường hợp này. Liệu họ có chịu đứng nhìn những chiếc trực thăng của BOJ đổ tiền xuống nhằm đẩy lạm phát lên bằng với mục tiêu? Hay họ sẽ nhìn thấy BOJ đang tự biến mình thành một cơ quan thụ động về chính sách tài khóa, thay vì đưa ra quy tắc tiền tệ như trước kia? Nếu quả như vậy, chắc chắn BOJ sẽ không thể giữ được sự độc lập của mình trước khi họ có thể ghìm giá đồng yên. Có thể nói, để có được mục tiêu lạm phát 2%, cái giá mà BOJ phải trả quả là quá đắt.
Điều đó thực khó tưởng tượng, đặc biệt là với 1 quốc gia giảm phát trầm kha như Nhật Bản. Tuy nhiên, sau gần 2 thập kỷ, đã đến lúc các ngân hàng trung ương và những người khác phải đối mặt với sự thật, đó là: Họ không còn độc lập như trước nữa, bởi những chính sách của họ đang tạo ra cả kẻ thắng lẫn người thua. Họ đang đưa ra những quyết sách sặc mùi chính trị. Một khi các chính trị gia nhận ra điều đó, chắc chắn họ sẽ với tay ghìm cương các ngân hàng. Đến lúc đó, chính sách ổn định tiền tệ, dù tốt hay xấu, sẽ không còn được đảm bảo.
Nguồn FT/Khampha