Thứ Bảy | 14/07/2012 08:50

Kinh tế Venezuela ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong các quyết định phát triển kinh tế và công nghiệp của Venezuela.
Công cuộc quốc hữu hóa đã giúp Tổng thống Venezuela thu được hàng tỷ USD tài sản từ các công ty dầu khí phương Tây. Tuy nhiên, giờ đây quyền kiểm soát ngành công nghiệp của Venezuela lại dần rơi vào tay Trung Quốc, quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong các quyết định phát triển của Venezuela.

Các chuyên gia phân tích cùng những tài liệu thu thập được của tờ El Nuevo Herald tiết lộ rằng Venezuela đang ngày một phụ thuộc vào tài chính và năng lực điều hành của Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nguồn lực đã đẩy Chính quyền của ông Chavez vào thế phải nhượng bộ Bắc Kinh.

Việc trải thảm đỏ đối với Bắc Kinh giúp chính phủ của ông Chavez thu về gần 80 tỷ USD tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi lại, nhà lãnh đạo Venezuela phải thực hiện nhiều điều khoản bất lợi cho ngành công nghiệp hơn so với trên thị trường quốc tế.

Trớ trêu thay, những thỏa thuận này - có thể khiến nguồn thu của đất nước thiệt hại hàng tỷ USD - lại diễn ra vào thời điểm Venezuela không thực sự cần tìm kiếm nguồn tài chính nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Caracas được thừa hưởng vận may chưa từng có từ lĩnh vực dầu mỏ, khi giá mỗi thùng dầu tăng tới 12 USD lên 95 USD/thùng kể từ khi ông Chavez lên nắm quyền vào năm 1998.

Các ngành công nghiệp dầu mỏ đóng một vai trò quan trọng tại Venezuela. Sau khi thực hiện quốc cữu hóa khu vực tư nhân, chính phủ của ông Chavez đã biến dầu từ chỗ là động lực lớn nhất của kinh tế đất nước thành nguồn lực duy nhất.

Tuy nhiên, tương lai ngành công nghiệp của Venezuela lại trở nên bất định do ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những quyết định chiến lược về công nghiệp Venezuela. Đặc biệt, mới đây Trung Quốc và Venezuela đã ký thỏa thuận liên doanh, trong đó quốc gia châu Á sẽ được quyền khai thác dầu mỏ tại châu thổ Orinoco ở miền Đông quốc gia Nam Mỹ.

Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng tại Washington nhận định: "Bề ngoài, công ty dầu khí quốc gia Venezuela là chủ sở hữu mọi thứ, nhưng thực tế họ chẳng sở hữu được điều gì. Mọi quyết định về việc các dự án sẽ thực hiện ra sao, khi nào, có thuận tiện đầu tư hay không, đều dưới sự ủy quyền của các ngân hàng Trung Quốc."

Các tài liệu do tờ El Nuevo Herald cũng tiết lộ chi tiết một loạt các cuộc đàm phán được thực hiện đầu năm nay giữa Chính phủ Venezuela, Tập đoàn Đầu tư và Tài chính quốc tế Trung Quốc (CITIC) và Ngân hàng Công thương Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc mua lại 10% cổ phần trong Petropiar, một doanh nghiệp hỗn hợp của Venezuela có tài sản được tịch biên từ công ty ConocoPhillips.

Cũng theo tài liệu trên, phía Venezuela đã yêu cầu mức giá 944 triệu USD đối với 10% cổ phần này, giúp nâng giá trị của công ty lên 9,44 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích, động thái này của Venezuela có thể đem đến rủi ro lớn cho đất nước. Việc thiết lập giá cho 10% cổ phần có thể giúp cho các công ty Mỹ là nạn nhân của chương trình quốc cứu hóa có cơ sở kiện Venezuela lên Tòa án Quốc tế và yêu cầu được bồi thường cho các tài sản đã tịch biên.

Tuy nhiên, điều đó mặt khác cũng là bằng chứng cho thấy Chính quyền của ông Chavez thực sự cần tiền từ các quỹ của Trung Quốc, bà Vanessa Neumann, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại ở New York nhận định.

Các tài liệu cũng chỉ ra rằng nếu Tòa án Quốc tế tiếp nhận đơn khiếu nại của các công ty quốc tế, Venezuela có thể gặp nhiều bất lợi trong cuộc chiến pháp lý này.

Nguồn Miamiherald/DVT


Sự kiện