Nền kinh tế Trung Quốc phải chịu áp lực lớn với sự bùng nổ của biến thể Omicron. Ảnh: Getty Images.

 
Hải Miên Thứ Tư | 20/04/2022 09:45

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4.8% trong quý đầu tiên, vượt xa kỳ vọng

Bắc Kinh đối mặt với các thách thức ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng để “giữ lửa” cho nền kinh tế.

Theo dữ liệu chính thức của các nhà kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trong quý I năm nay, mặc cho chuỗi lệnh phong tỏa khiến các nhà máy đóng cửa và hơn 10 triệu người phải ở yên trong nhà vào tháng 3.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của nước này đã tăng 4,8% trong quý I, nhanh hơn mức tăng 4% được ghi nhận trong ba tháng cuối năm 2021 và mức mở rộng 4,6% được dự đoán bởi các nhà kinh tế.

Các quan chức ở Bắc Kinh phải đối mặt với một thử thách lớn trong năm nay để giữ cho nền kinh tế hoạt động, khi những thách thức đối với tăng trưởng ngày càng gia tăng. Cách tiếp cận không khoan nhượng của Trung Quốc đối với COVID-19 đang khiến người tiêu dùng phải trả giá và làm tổn hại đến sản xuất công nghiệp, trong khi nền kinh tế thì gặp khó khăn với cuộc khủng hoảng bất động sản và sự đàn áp đối với các ngành công nghệ và giáo dục. Việc Nga tấn công Ukraine cùng các lệnh trừng phạt đáp trả của phương Tây đã khiến giá hàng hóa tăng vọt, đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên cao và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu về lúa mì, dầu mỏ, kim loại cũng như các hàng hóa khác. Lạm phát phi mã đang chèn ép người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu, ăn sâu vào nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Kết quả này khiến nhiều nhà kinh tế hoài nghi việc Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu của chính phủ là tăng GDP khoảng 5,5% vào năm 2022, đồng thời dự đoán về nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá bởi chiến tranh, lạm phát và thay đổi chính sách tiền tệ ở Mỹ hay các nền kinh tế tiên tiến khác trong nhiều năm.

Hầu hết tăng trưởng của quý I rơi vào vào tháng 1 và tháng 2. Trong tháng 3, các đợt phong tỏa để ngăn chặn bùng phát COVID-19 đã lan đến các trung tâm công nghiệp lớn bao gồm Thâm Quyến, Thượng Hải và tỉnh công nghiệp Đông Bắc Cát Lâm. Hầu hết lệnh phong tỏa vẫn được duy trì, làm dấy lên sự tò mò về quý tiếp theo.

Dữ liệu cho thấy sản lượng của nhà máy đã suy yếu vào tháng trước do các lệnh phong tỏa khiến lực lượng lao động thưa dần và chuỗi cung ứng gặp khó khăn. Sản xuất công nghiệp đã tăng 5% trong tháng 3 so với một năm trước, chậm lại so với mức tăng 7,5% hàng năm trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2. Dữ liệu thương mại gần đây cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 giảm lần đầu tiên trong gần hai năm do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại.

Doanh số bán lẻ trong tháng 3 đã giảm 3,5% so với một năm trước đó, giảm so với mức tăng 6,7% trong hai tháng đầu năm cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức giảm 2% mà các nhà kinh tế dự đoán. Doanh số bán nhà theo số lượng giảm 25,6% trong quý I so với một năm trước, trong khi các công trình xây dựng mới tính theo diện tích sàn giảm 17,5%. 

Các công ty như Tesla và Volkswagen đã đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 3, do việc ngừng hoạt động đã cản trở hoạt động sản xuất. Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc SAIC Motor và nhà sản xuất chip Đài Loan, Semiconductor Manufacturing, vẫn tiếp tục một số hoạt động bằng cách thuyết phục công nhân ngủ trong khuôn viên nhà máy.

Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát Covid nghiêm trọng nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch năm 2020. Ảnh: Getty Images.
Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát Covid nghiêm trọng nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch năm 2020. Ảnh: Getty Images.

“Nếu không thể tiếp tục sản xuất ở Thượng Hải, tất cả các lĩnh vực công nghệ và công nghiệp có liên kết với chuỗi cung ứng Thượng Hải - đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô - sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động sau tháng 5, gây ra hệ quả kinh tế rất lớn”, ông Richard Yu, người đứng đầu Lĩnh vực giải pháp ô tô của Huawei Technologies cho biết.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cam kết sẽ giúp các công ty chủ chốt ở Thượng Hải tiếp tục hoạt động bằng cách giải quyết các trở ngại về hậu cần và đảm bảo nguồn cung các nguyên liệu thô quan trọng. Đồng thời đưa ra một danh sách ưu tiên gồm 666 công ty trong các ngành công nghiệp chủ chốt như ô tô, chất bán dẫn và y sinh học để đảm bảo việc hoạt động trở lại. Tesla đang đặt mục tiêu tái sản xuất trong tuần này.

Theo khảo sát của Nomura, 45 thành phố của Trung Quốc với tổng số 373 triệu dân đã thực hiện phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, chiếm hơn 1/4 dân số Trung Quốc và khoảng 40% tổng sản lượng kinh tế của đất nước.

Số liệu thống kê về tình trạng thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng vọt lên 5,8% vào tháng 3, con số cao nhất trong gần hai năm và là mức tăng lớn nhất trong một tháng kể từ đầu năm 2020, khi Trung Quốc vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán.

Có thể bạn quan tâm:

 Rủi ro lớn nhất với nền kinh tế toàn cầu đang bị "bỏ quên"

Nguồn WSJ