Thứ Sáu | 25/05/2012 19:03

Kinh tế Trung Quốc mạnh đến mức nào?

Mặc dù suy giảm trong thời gian gần đây, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn kiên cường hơn so với những gì mọi người thường nghĩ.
Sức mạnh của Trung Quốc là ở chỗ nước này có thể điều khiển sự chú ý của toàn thế giới. Khisản xuất công nghiệp, số nhà xây mới và sản lượng điện của nước này sụt giảm mạnh giống như trongtháng 4 năm nay, những tin tức này khiến thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường hàng hóachao đảo. Khi thủ tướng Ôn Gia Bảo nới lỏng chính sách tiền tệ cuối tuần trước, ảnh hưởng của nhữnglời nói này mạnh hơn cả những lời cam kết tương tự từ các lãnh đạo châu Âu. Từ trước đến nay chưahề có cuộc cách mạng công nghiệp nào được theo dõi sát sao đến vậy.

Kinh tế Trung Quốc vẫn còn ẩn chứa rất nhiều điểm yếu. Một điều ngạc nhiên là nền kinh tế này kémhiệu quả và không công bằng. Tuy nhiên, những lo ngại từ bên ngoài cho rằng tăng trưởng của TrungQuốc sẽ sụp đổ nếu phải chịu những cú đánh mạnh mẽ như sự sụp đổ của đồng euro là hoàn toàn sailầm. Trung Quốc kiên cường hơn thế, dù cho những khó khăn là khá lớn, Trung Quốc sẽ nổi lên sauđó.

Không công bằng, nhưng không phải không vững chắc

Người ngoài cuộc có xu hướng coi Trung Quốc là mô hình mẫu mực cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu.Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Đầu tư vào máy móc, xây dựng và cơ sở hạ tầng đónggóp một nửa tăng trưởng năm ngoái của Trung Quốc, trong khi đó xuất khẩu ròng không đóng góp chútnào. Phần lớn những khoản đầu tư này được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước được hưởng lợi từcác gói hỗ trợ.

Mô hình kinh tế Trung Quốc luôn không công bằng với người dân. Lãi suất được kiểm soát khiến ngânhàng có thể "cắt cổ" người gửi tiền bằng cách trả lãi suất thấp cho các khoản tiền gửi. Các rào cảnđối với cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp nhà nước bán hàng hóa đắt đỏ cho người tiêu dùng. Hệthống đăng kí hộ tịch khiến người di cư từ nông thôn ra thành phố khó tiếp cận được với các dịch vụcông. Luật đất đai có lợi cho chính quyền khi trả tiền đền bù quá thấp cho đất nông nghiệp cùng vớitình trạng tiền chảy vào túi của các quan chức.

Tất cả những điều này khiến Trung Quốc bị chỉ trích là giống với những nền kinh tế tăng trưởng quánóng sau đó sụp đổ. Sự so sánh gần đây nhất là với các con hổ châu Á trước cuộc khủng hoảng tàichính năm 1997 - 1998. Giới phê bình chỉ ra rằng Trung Quốc không chỉ đầu tư với tốc độ nhanh hơnnhững con hổ trước đó mà còn có tỷ lệ tín dụng tăng từ mức tương đương 122% GDP năm 2008 lên 177%năm 2010.

Tuy nhiên, chính sự mất công bằng trong hệ thống Trung Quốc lại làm nên sự kiên cường hiếm thấy.Không giống như các con hổ trước kia, Trung Quốc phụ thuộc rất ít vào vay mượn nước ngoài. Tăngtrưởng được tài trợ bởi tài nguyên từ chính dân số trong nước chứ không phải từ những người nướcngoài đến và đi như ở Đông Nam Á và 1 phần eurozone hiện nay. Tỷ lệ tiết kiệm bằng 51% GDP, thậmchí còn cao hơn tỷ lệ đầu tư. Đồng thời, với hệ thống tài chính dưới sự điều khiển của nhà nước,tiết kiệm được đặt đúng chỗ để đối phó với vỡ nợ.

Rõ ràng là các ngân hàng Trung Quốc có tính thanh khoản cao. 1/5 lượng tiền gửi được nộp vào dự trữcủa ngân hàng trung ương khiến các ngân hàng có thể bù đắp những khoản nợ quá hạn. Nợ chính phủ hiện bằng với 25%GDP và nợ chính quyền địa phương có thể gấp đôi mức đó. Tuy nhiên, Trung Quốc có đủ tài chính đểtái cơ cấu lại bất cứ ngân hàng nào. Đồng thời, điều này còn giúp chính phủ kích thích tăng trưởngtrong trường hợp xuất khẩu sang châu Âu sụt giảm.

Chính phủ Trung Quốc chi rất nhiều cho cơ sở hạtầng khi cuộc hủng khoảng tín dụng làm ảnh hưởng đến các khách hàng châu Âu. Trung Quốc cũng có thểđẩy mạnh các mảng khác như mở rộng chăm sóc sức khỏe ở nông thôn. Chỉ có 1 bác sĩ chăm sóc cho22.000 người.

Vẫn còn nhiều thời gian

Tuy nhiên, chính những điều giúp Trung Quốc chống lại cú sốc trong những năm sắp tới lại là nhân tốđe dọa nước này trong dài hạn. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ bắt đầu giảm xuống khi dân số già hóa và giá cảtrở nên đắt đỏ. Chán ngán với khoản lãi tiền gửi thấp, người gửi tiền sẽ tìm các biện pháp thaythế. Một số người thậm chí mang tiền ra khỏi Trung Quốc và tạo thêm áp lực lên đồng nhân dân tệ.Tăng trưởng tín dụng tháng 4 ở mức thấp kỷ lục.

Như vậy, Trung Quốc sẽ phải học cách sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi phải dỡ bỏ cácrào cản đối với đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực sinh lợi cao nhưng lại bị lấn át bởi các doanhnghiệp nhà nước lãng phí. Trung Quốc cũng cần phải giảm bớt những ưu ái cho hệ thống ngân hàng vàcải thiện an sinh xã hội. Cải cách chính trị xã hội là điều rất cần thiết trong thập kỷ sắptới.

Các nhà cải cách của Trung Quốc có nhiệm vụ to lớn trước mắt, nhưng đồng thời họ cũng có thời gian.Những người bị quan cho rằng Trung Quốc giống với Nhật Bản - nước cũng từng là nước chủ nợ khi bongbóng vỡ vào năm 1991. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không nổ cho đến khi thu nhập bình quân đầu người bằng120% của Mỹ (theo tỷ giá thị trường). Nếu thu nhập đầu người của Trung Quốc đạt đến mức đó, kinh tếTrung Quốc sẽ lớn gấp 5 lần kinh tế Mỹ. Còn một chặng đường rất dài phía trước để điều đó có thểxảy ra.

Nguồn CafeF


Sự kiện