Thứ Ba | 21/05/2013 12:16

Kinh tế Trung Quốc: Con rồng bị buộc chân

Trung Quốc cần những cải cách cơ cấu cả về cung và cầu để hồi sinh kinh tế.
Mọi nền kinh tế đều thể hiện qua 2 mặt: Cung và cầu. Mặt cung của kinh tế Trung Quốc có thể coi là “huyền thoại”: 767 triệu lao động, khoảng 20 nghìn tỷ USD giá trị máy móc, nhà xưởng và các loại vốn khác cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ được “nhập ngoại”

Sự kết hợp giữa lao động, vốn và bí quyết công nghệ sẽ quyết định năng suất của nền kinh tế. Tuy nhiên, năng suất thực sự của nền kinh tế lại phụ thuộc vào mặt kia – cầu – nhu cầu phản ánh các quyết định chi tiêu của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Nói cách khác, cung tạo ra bối cảnh, nhưng cầu mới tạo ra toàn cảnh kinh tế.

Tiếc thay, nhu cầu trong nước của Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến. Số liệu công bố tuần này cho thấy sự tăng trưởng đáng thất vọng trong đầu tư tài sản cố định, sản lượng công nghiệp trong tháng 4 sau quý I ảm đạm không kém. Các chuyên gia kinh tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay xuống 7,5%, từ dự báo 8-8,5% trước đó.

Tuy nhiên, “vở kịch” kinh tế Trung Quốc đang ngày càng u ám, bối cảnh cũng có thể thay đổi.

Chính phủ Trung Quốc hôm 6/5 phác thảo một loạt cải cách cơ cấu nhằm cải thiện mặt cung của nền kinh tế. Trong số các cải cách có gia hạn thuế giá trị gia tăng cho ngành dịch vụ đã và đang triển khai. Ngoài ra, tự do hóa các dòng vốn cũng đang dần dần được cải thiện. Những cải cách này được phát động từ thời thủ tướng Ôn Gia Bảo nhưng được cụ thể hóa hơn và hành động mạnh mẽ hơn, chuyên gia tư vấn Andrew Batson tại GaveKal Dragonomics nhận định.

Các bước cải cách sẽ giúp duy trì sự phát triển năng lực sản xuất, cải thiện việc phân bổ nguồn vốn và lao động. Ngoài ra, giảm rào cản pháp lý sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tránh bị chi phối bởi các doanh nghiệp quốc doanh. Bằng cách tăng cường quyền sử dụng đất và cải cách hệ thống hộ khẩu (đăng ký hộ khẩu), người lao động cũng sẽ dễ dàng di cư về thành thị. Do đó, những cải cách này có thể ảnh hưởng lớn đến mặt cung của nền kinh tế.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Những cải cách này cũng có thể có tác dụng phụ đối với tiêu thụ và đầu tư. Thậm chí cải cách nguồn cung có thể để lại hậu quả đối với nhu cầu. Một số doanh nghiệp có xu hướng tăng chi tiêu, trong khi một số khác hạn chế. Chuyên gia tại Morgan Stanley lo ngại rằng một số cải cách mới đưa ra của Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu tại một thời điểm khi nền kinh tế vốn rất yếu.

Ví dụ, khi giá các loại hàng hóa tiêu dùng tăng cao hơn, người tiêu dùng cần tiết kiệm điện, nước và khí đốt, đồng nghĩa họ cũng phải hạn chế chi tiêu. Điều này cũng đúng với trường hợp thuế đánh vào các tài nguyên thiên nhiên tăng.

c

Nỗ lực kìm hãm tài chính của chính quyền địa phương ở Trung Quốc ngày càng phức tạp hơn. Các chính quyền địa phương vay nợ gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, hiện tại, chính phủ Trung Quốc muốn các chính quyền vay trực tiếp thông qua phát hành trái phiếu. Trung Quốc đang tìm hiểu nên điều hành kinh tế theo cách đóng cửa sau và mở cửa trước. Nếu mở cửa trước trước khi đóng cửa lại, nó sẽ khuyến khích vay thêm, thúc đẩy nhu cầu. Nếu chính phủ đóng cửa sau lại trước khi mở cửa phía trước ra, tác dụng sẽ ngược lại.

Với vấn đề dòng vốn cũng thế. Tài khoản vốn của Trung Quốc không hoàn toàn đóng. Trung Quốc vẫn khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng được cho phép nhưng trong giới hạn nhất định với những nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn. Thậm chí những nhà đầu tư không đủ tiêu chuẩn vẫn có thể đưa tiền ra vào thị trường. Hơn nữa, ngay cả khi chính phủ tự do hóa dòng vốn, tài khoản vốn của Trung Quốc vẫn không thể mở hoàn toàn. Điều này càng làm tăng tình trạng quan liêu đối với dòng vốn như thuế đánh vào tài sản sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Thêm ảnh hưởng của tỷ giá và chi phí vốn, nhu cầu có thể bị kìm hãm hơn nữa.

Tự do hóa tỷ giá và lãi suất đều là những cải cách cần thiết, nhưng sẽ làm giảm nhu cầu, ông Qiao đánh giá. Hiện nay, Trung Quốc áp trần lãi suất cho người gửi tiền. Loại bỏ trần lãi suất này sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng tăng lãi suất cho vay, điều đó sẽ không khuyến khích cho vay. Ngược lại, lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng và hoạt động cho vay cũng bị ảnh hưởng. Dù theo cách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu.

Về tỷ giá hối đoái, Trung Quốc hút dòng vốn mạnh trong những tháng gần đây, đẩy nhân dân tệ tăng 1,4% so với USD và tăng 20% so với yên Nhật kể từ đầu năm. Các nhà đầu nhìn thấy nhân dân tệ như là sự đặt cược một chiều. Nếu Trung Quốc tự do hóa tỷ giá hối đoái , nhân dân tệ sẽ còn tăng mạnh hơn nữa và gây tổn thương xuất khẩu, làm nhu cầu giảm.

May mắn thay, nhiều cải cách đề ra trong tháng này của Trung Quốc sẽ cải thiện cả cung lẫn cầu. Thay thế thuế thu nhập ngành dịch vụ dầu bằng thuế giá trị gia tăng, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho các dịch vụ. Hạn chế tình trạng quan liêu cũng thúc đẩy đầu tư. Cho phép người dân bán đất và sử dụng các dịch vụ công tại thành phố sẽ giúp sẽ giúp họ tiêu dùng thoải mái như người thành phố.

Cải cách cơ cấu có tác động đối với nhu cầu, ở chiều ngược lại cũng vậy, những nỗ lực kích cầu có thể ảnh hưởng đến quá trình cải cách cơ cấu. Gói kích thích kinh tế năm 2009 của Trung Quốc thành công trong việc thúc đẩy nhu cầu nhưng cũng gây ra những hậu quả làm phá hủy cơ cấu. Nó tiếp tục đẩy nền kinh tế lệch theo hướng có lợi cho đầu tư, đặc biệt là xây dựng bất động sản, nhưng gây xáo trộn tài chính của các chính quyền địa phương và buộc các ngân hàng phải phục vụ cho mục đích của chính phủ, do đó làm chậm quá trình trở thành các ngân hàng thương mại thực sự.

Theo nhiều chuyên gia, kích thích kinh tế làm trì hoãn cải cách bởi chúng làm lành tạm thời các “vết thương” của nền kinh tế trong khi các nhà hoạch định không cần hành động.

Đó là một sai lầm. Kích thích kinh tế không mâu thuẫn với cải cách. Giảm thuế và tăng chi tiêu xã hội sẽ vừa kích thích kinh tế vừa giúp cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng và dịch vụ. Tương tự, nhiều cải cách cơ cấu như loại bỏ rào cản gia nhập ngành kinh tế vốn bị chi phối bởi các doanh nghiệp quốc doanh sẽ thúc đẩy tiêu dùng. Kinh tế Trung Quốc rõ ràng cần cải cách và có thể sớm hồi sinh. Không có lý do gì lãnh đạo Trung Quốc không tiến hành cả hai.

Nguồn Economist/Dân Việt


Sự kiện