Người dân Trung Quốc thắt chặt chi tiêu từ sau đại địch COVID-19. Ảnh: Reuters.

 
Khánh Tú Chủ Nhật | 20/08/2023 09:06

Kinh tế Trung Quốc "ảm đạm" vì giảm phát

Các doanh nghiệp thực phẩm Trung Quốc đang ở trước ngưỡng giảm phát. Vật giá xuống thang vẫn không đủ sức hấp dẫn để người tiêu dùng chi tiêu.

Tại chuỗi nhà hàng Nan Cheng Xiang (Trung Quốc), khách hàng sẽ được sử dụng buffet sáng với 3 món, bao gồm súp, cháo và sữa. Thực khách đến nhà hàng chật kín vào tất cả các buổi sáng kể từ khi nhà hàng áp dụng ưu đãi thực đồng giá 3 nhân dân tệ (gần 10.000 VNĐ).

Ông Gao Yi, 71 tuổi, thường xuyên ăn sáng tại Nan Cheng Xiang khu vực Bắc Kinh, cho biết các ưu đãi món ăn giá rẻ đã xuất hiện trong thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra. Mặc dù các ưu đãi sẽ không kéo dài trong một khoảng thời gian, nhưng các ưu đãi khác nhau sẽ luôn có những mức giá rẻ phù hợp.

 

Cửa hàng nhượng quyền bánh hamburger Xishaoye (Bắc Kinh) cũng chạy các chương trình quảng cáo và giảm giá. Theo lời của nhân viên làm việc ở đây, có một số món chỉ có giá khoảng 10 nhân dân tệ (khoảng 32.000 VNĐ).

Yum China, Tập đoàn chịu trách nhiệm vận hành KFC tại Trung Quốc, cũng gia nhập đường đưa thu hút khách hàng bằng thực đơn bánh hamburger, đồ ăn nhẹ và đồ uống với giá 19,9 nhân dân tệ cho một phần ăn (khoảng 65.000 VNĐ).

“Những chiến lược giảm giá, mang đến nhiều ưu đãi giá rẻ cho người tiêu dùng trong thời gian này, là điều phù hợp với tình hình của nền kinh tế hiện nay” ông Zhu Danpeng, Phó Giám đốc Liên minh Xúc tiến An toàn Thực phẩm tỉnh Quảng Đông, nhận định.

Đó là những gì đang diễn ra ở Trung Quốc khi nước này rơi vào tình trạng giảm phát.

Tâm lý chi tiêu dè dặt của người tiêu dùng đang thúc đẩy sự cạnh tranh về giá giữa các chuỗi nhà hàng ở Trung Quốc. Theo giới phân tích, điều này có thể gây ảnh hưởng đến các chuỗi nhà hàng nhỏ lẻ, khi phải vật lộn để chạy theo mức giá rẻ mà những “người lớn” đang đưa ra.

Sức tiêu dùng kém của người dân Trung Quốc thời gian gần đây như đang tái hiện câu chuyện của Nhật Bản vào những năm 1990. Giảm phát kéo dài sẽ gây cản trở đối với tăng trưởng nền kinh tế.

Ông Ben Cavender, Giám đốc Quản lý China Market Research Group cho biết việc sử dụng ưu đãi giá rẻ sẽ thu hút nhiều khách hàng, nhưng đồng thời gây sức ép về lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Trung Quốc chính thức rơi vào lạm phát sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này ghi nhận sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), CPI đã giảm 0,3% trong tháng 7/2023 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đi ngang hồi tháng 6/2023.

Không như các quốc gia phương Tây, người dân Trung Quốc gần như phải tự lo về tài chính trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát. Sự hỗ trợ của chính phủ chủ yếu là dành cho lĩnh vực sản xuất. Do đó, khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ, chi tiêu tiêu dùng của người dân không thể ngay lập tức tăng mạnh được như các chuyên gia dự đoán trước đó.

Kinh tế Trung Quốc đang gặp tình trạng giống Nhật Bản những năm 1990. Ảnh: Reuters.
Kinh tế Trung Quốc đang gặp tình trạng giống Nhật Bản những năm 1990. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, tiền lương và lương hưu hầu như không thay đổi, thị trường việc làm bấp bênh cùng nhu cầu chi tiêu bị hạn chế trong một nền kinh tế gần như không tăng trưởng, đã khiến niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp.

Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu trở nên yếu kém cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng giảm phát hiện nay của Trung Quốc. Được biết, xuất khẩu vốn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Trong khi hàng hoá giá rẻ có thể thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, giảm phát lại là mối đe dọa đối với nền kinh tế lớn, bởi người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm với hy vọng giá sẽ giảm sâu hơn nữa. Nhưng khi nhu cầu tiêu dùng giảm, buộc các công ty phải cắt giảm sản xuất, đồng thời đưa ra giá rẻ để thúc đẩy tiêu thụ lượng hàng tồn. Những điều này đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, kể cả khi giá cả không có biến động.

Có thể bạn quan tâm:

Lo ngại hiệu ứng Domino sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Nguồn Reuters