Kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực
CBI cho biết tỷ lệ chênh lệch tới 30% này là một sự cải thiện lớn so với tỷ lệ 13% của tháng Ba, dù vẫn thấp hơn đôi chút so với chênh lệch 37% trong tháng Hai. Các doanh nghiệp được CBI khảo sát cũng bày tỏ tin tưởng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới, với mức tăng trưởng có thể lên cao nhất kể từ tháng 12/2010.
Tại Đức, niềm tin trong giới kinh doanh đã tăng mạnh trong tháng Tư, đánh bật mọi dự đoán suy giảm của các nhà kinh tế về nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Cuộc khảo sát của hãng Ifo có uy tín đối với 7.000 công ty cho chỉ số môi trường kinh doanh là 111,2, cao hơn mức 110,7 hồi tháng Ba và cũng cao hơn mức 110,5 theo khảo sát của hãng Reuters.
Cảm nhận của giới doanh nghiệp về tình hình hiện tại ổn định ở mức 115,3 điểm, tăng nhẹ so với 115,2 điểm hồi tháng 3. Chỉ số "tin tưởng tốt hơn" cũng tăng lên 107,3 trong tháng 4, từ mức 106,4 trong tháng 3 và mức dự đoán 105,8 của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, nền kinh tế số một thế giới cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền bắt đầu gia tăng sau giai đoạn đi xuống hồi tháng 12/2013 và tháng Một năm nay.
Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết lượng đơn đặt hàng lâu bền đã tăng 2,6% trong tháng trước, cao hơn mức dự đoán 2% của các nhà kinh tế và cũng cao hơn mức 2% trong tháng Hai.
Nhiều công ty sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vốn được các nhà kinh tế cho là sẽ đóng vai trò then chốt quyết định liệu nền kinh tế đầu tàu thế giới này có vượt qua được ngưỡng tăng trưởng 2%/năm hay không. Một tín hiệu tích cực nữa cho nền kinh tế Mỹ là lượng đơn đặt hàng các mặt hàng phi quân sự cũng tăng 2,2% từ mức giảm 1,1% trong tháng Hai.
Tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, sự phục hồi ấn tượng của các nền kinh tế lớn ở châu Âu và Mtx đã giúp nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu là Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng 3,9% trong quý I, thành tích tốt nhất kể từ giữa năm 2011. Tăng trưởng của Hàn Quốc ổn định nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cùng gia tăng.
Nguồn Vietnam Plus