Thứ Hai | 23/04/2012 12:24

Kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn sau khi được bơm 14.000 tỷ USD

Kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, kinh tế thế giới đã được bơm hơn 14.000 tỷ nhưng đến nay, đà phục hồi vẫn không chắc chắn.
Cuối tuần qua, nhóm G20 nhất trí đóng góp 430 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để cứu trợ châu Âu. Trước đó, lãnh đạo Liên minh châu Âu đã dành riêng 1.000 tỷ USD cho quỹ cứu trợ châu Âu nhằm tạo bức tường lửa ngăn chặn khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro (eurozone) lan rộng.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương lớn đến nay vẫn không ngừng bơm tiền cho nền kinh tế. IMF đã hối thúc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hành động hơn nữa để ngăn khủng hoảng, trong khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiến tới giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay.

Tất cả những nỗ lực đó, tuy nhiên, theo giới chuyên gia và quan chức chính phủ, chỉ đủ để giúp kinh tế thế giới cầm cự cho đến khi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt.

Bộ trưởng Tài chính và là giám đốc Ban tổ chức của IMF nhận định: “Bức tường lửa hoàn toàn cần thiết, nhưng chỉ mình nó thôi chưa đủ, giải pháp thật sự cần được quan tâm hơn nữa”.

Năm 2009, IMF ước tính, thế giới đã bỏ ra gần 12.000 tỷ để vực dậy nền kinh tế, kể từ đó đến nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ và ECB tiếp tục bơm thêm tiền vào các nền kinh tế. Tại Mỹ, trung tâm của cuộc khủng hoảng tín dụng, khoảng 8,3 nghìn tỷ USD đã bốc hơi khi bong bóng bất động sản vỡ tung.

Gần 4 năm sau đó, kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng với tốc độ khá khiêm tốn, chỉ 3,5% trong năm 2012, hay ngang bằng tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1994-2009.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kể từ năm 2008, nợ chính phủ ở các nền kinh tế phát triển trung bình ở mức 100% GDP. Để có thể giảm nợ công về 50% GDP vào năm 2050, chính phủ các nước như Mỹ, Nhật bản và Anh cần thắt chặt hơn nữa chính sách tài khóa.

OECD và IMF cho rằng, việc kết hợp cải cách với tăng thuế, giảm chi tiêu là biện pháp tốt nhất. Chương trình thắt lưng buộc bụng đến nay giành được thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở một số nước do vấp phải sự phản đối gay gắt.

Nguồn CNBC/DVT


Sự kiện