Kinh tế Thụy Sĩ trên bờ vực suy thoái
Thêm vào đó, dữ liệu ngày 2/9 chỉ ra sản xuất Thụy Sĩ giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8, khi PMI sản xuất nước này xuống 46,7 điểm trong tháng 8 từ 48,6 điểm hồi tháng 7, tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này thấp dưới mốc 50, chỉ ra sản xuất giảm.
Các chuyên gia dự báo nếu khủng hoảng châu Âu nghiêm trọng hơn, tăng trưởng kinh tế Thụy Sĩ cũng giảm nhiều hơn trong những tháng sắp tới, và thậm chí thể rơi vào suy thoái nếu quý III GDP tiếp tục giảm.
Trong hoàn cảnh này, can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ để ngăn đồng franc Thụy Sĩ tăng giá có thể là lựa chọn chính sách duy nhất của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB), ông Janwilem Acket, kinh tế trưởng của Julius Bar tại Zurich nhận định.
Một năm trước, SNB cũng từng cam kết làm mọi việc có thể, gồm mua không giới hạn ngoại tệ để giữ đồng franc thấp. Dự trữ ngoại tệ của SNB hiện tăng lên hơn 400 tỷ franc Thụy Sĩ (419,44 tỷ USD), gần bằng 70% GDP nước này, so với mức khoảng 9% trước khủng hoảng tài chính. Ngay cả Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Mỹ cũng chỉ có lượng dự trữ ngọai tệ khoảng 40% GDP.
Chính SNB trước đây cũng phản đối suy đoán về việc sẽ quay lại cho phép franc Thụy Sĩ bắt đầu giao dịch tự do với euro. SNB cho rằng tăng trưởng Thụy Sĩ có thể giảm mạnh trong quý II so với quý I. Thống đốc SNB Thomas Jordan hôm thứ 2 cũng khẳng định lại chính sách của ngân hàng trung ương trong 1 bài phát biểu tại Zurich.
Ông cho rằng bất ổn tại euro là mối lo lớn với Thụy Sĩ và SNB. Theo ông, trong hoàn cảnh hiện tại, franc Thụy Sĩ tăng giá đe dọa đáng kể kinh tế Thụy Sĩ, và có thể đi kèm là rủi ro giảm phát. SNB sẽ họp chính sách ngày 13/9, 1 tuần sau cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Nguồn WSJ/Khampha