Thứ Tư | 13/11/2013 15:31

Kinh tế thế giới 5 năm sau khủng hoảng

5 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cần được hỗ trợ từ chính phủ trong nhiều năm tới.
5 nămsau khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫncần được hỗ trợ.

Họ đãtăng trưởng nhanh hơn, tạo nhiều việc làm. Nhưng đó là nhờ sự hỗ trợ đặc biệt củacác Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoặc chi tiêu của chính phủ. Các nhà kinh tế nói cácnước lớn vẫn sẽ cần hỗ trợ trong nhiều năm tới.

Từ Mỹ cho tới châu Âu, hay sang Nhật Bản, các NHTW đều đang bơm tiềnvào nền kinh tế, giữ lãi suất cho vay ở các mức thấp kỷ lục. Ngay cả Trung Quốccũng đã hồi phục từ sau suy thoái nhờ có trợ giúp của nhờ sư kiểm soát dòng lưu chuyển tiền tệ của chính phủ. Số tiền đó được bơm vào các dự án, được cho vaydễ dàng bởi các ngân hàng quốc doanh.

Cho tớinay, nhờ một phần vào những can thiệp đó mà nền kinh tế thế giới đang dần được cải thiện. QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức 3,6% năm 2014, cao hơn so với 2,9% trong năm nay.

Nhưng sựcải thiện “không đồng nghĩa với việc phục hồi đã trở nên vững chắc”, AngelGurria, tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phát biểu như vậy trong thángtrước. Các nền kinh tế lớn vẫn cần sự kích thích từ các “chính sách tiền tệ đặc biệt” để duy trì đà tăng trưởng đến năm 2014. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế học còn nghĩ các chính sách như vậy còn cần được duy trì lâu hơn nữa.

Tuy nhiên, các nhàphân tích khác cũng cảnh báo chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra trong tương lai.

Giờ hãyxem xét tình hình chung của từng nền kinh tế lớn trên thế giới.

Kinh tế Mỹ

Nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng vững chắc với tốc độ 2,8% trong quý III vừa qua, mặcdù những động lực chính là chi tiêu dùng và chi tiêu kinh doanh đã chậm lại. Hơn nữa, Mỹ cũng đạt mức tăng trưởng việc làm mới khoảng 20.4000việc làm trong tháng 10, cũng là một con số đáng ngạc nhiên.

Cục Dựtrữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tranh luận xem số liệu tích cực trên có phải là dấu hiệu chắc chắn cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, nhằm tiến tới việc "rút dần" chương trình mua trái phiếu hàng tháng hay không? Ngay cả đối với một báo cáo việc làm tháng 10 tích cực như vậy, hầu hếtcác chuyên gia kinh tế cho rằng, Fed sẽ không giảm kích thích kinh tế cho tới tận đầu năm sau.

Quá trình mua trái phiếu sẽ tiếp tục kích thích nền kinh tế bằngcách tăng tiền cho hệ thống tài chính và giảm lãi suất cho vay để khuyến khíchvay mượn và chi tiêu. Chương trình mua trái phiếu của Fed đã giúp bù đắp cho mứccắt giảm chi tiêu của chính phủ Mỹ.

NarimanBehravesh, kinh tế trưởng của nghĩ rằng, vào cuối năm 2014 kinhtế Mỹ sẽ đủ mạnh để hoạt động không cần trợ giúp của Fed. Ông cho rằng, đến năm 2015 Fedsẽ tăng lãi suất ngắn hạn, từ mức thấp kỷ lục gần 0% đã được đặt ra từ cuối năm 2008.

Nhưng đểcai cho kinh tế Mỹ khỏi sữa của Fed thì "khó đấy… Nếu bạn làmquá chậm, sẽ kích hoạt lạm phát. Nếu bạn làmquá nhanh, bạn có thể phá bỏ quá trình phục hồi.”

Châu Âu

Sau khichịu đựng hai đợt suy thoái kể từ năm 2009, 17 quốc gia sử dụng đồng euro được trông đợilà sẽ kéo tăng trưởng quý hai sang đến quý 3. Nhưng nhiều nhà kinhtế học cho rằng tăng trưởng của Eurozone thậm chí có thể còn không chạm được mức mụctiêu 0,3% trongnăm nay.

Tuần trướcECB đã làm các nhà đầu tư ngạc nhiên khi cắt lãi suất tái cấp vốn xuống mức kỷlục 0,25%. Các nhà lãnh đạo của ECB đã ra quyết định sau những số liệu yếu của kinh tế eurozone. Tỷ lệ lạm phát tháng trước vỏn vẹn 0,7%, quá thấp so với ngưỡng mục tiêu 2%.

Jacob Kirkegaard, chuyên viên cao cấp của Học viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận địnhviệc cắtlãi suất “phản ánh tín hiệu cho thấy ECB không chấp nhận rủi ro giảm phát trong khu vực đồngtiền chung".

“Khi giá bắt đầu giảm bạn có thể thấy ngườitiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi hành vi,” Kirkegaard nói. “Tại sao bạn phải muaxe hôm nay nếu ngày mai giá giảm? Rơi vào cái bẫy đó có thể sẽ rất khó đểthoát ra.”

Phục hồikinh tế Nhật Bản có đà tăng kể từ khi thủ tướngShinzo Abe lên nắm quyền từ cuối năm 2012. Với chiến lược phục hưng kinh tế mang tên “Abenomics”, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chính sách kíchthích chi tiêu và cắt giảm lãi suất. Kinh tế đã tăng với tốc độ tốt 3,8% trong quý II.

Nhưngcác nhà kinh tế vẫn lo lắng về việc liệu đà phục hồi có duy trì hay không?NorikoHama, giáo sư Đại học Doshiha của Tokyo tranh luận rằng chỉ có lương và lãi suấtcao mới cho người dân thu nhập và niềm tin để họ chi nhiều hơn và khôi phục sứckhỏe nền kinh tế.

Giốngnhư Fed, khi kinh tế cải thiện hoặc khi lạm phát và bongbóng tài sản trở thành mối đe dọa, BOJ sẽ phải vật lộn chọnđúng thời điểm để thực hiện sự đảo ngược chính sách nới lỏng tiền tệ hiện nay.

Trung Quốc

Kinh tếTrung Quốc đã tăng với mức thấp nhất trong suốt hai thập kỷ qua, tăng trưởng đạt được trong quý II chỉ là 7,5%. Tốc độ đó vẫn mạnh so với các nền kinh tế phát triển ở châuÂu, Hoa Kỳ, và Nhật Bản. Nhưng với Trung Quốc, nó đánh dấu sự giảm tốc và BắcKinh đã triển khai chương trình kích thích cỡ nhỏ của mình, chi vào xây dựng đườngsắt và các công trình công cộng khác.

Chúng cótác dụng. Tăng trưởng nhích lên 7,8% trong quý III năm nay so với cùng kỳ năm trước.Nhưng mộtsố nhà kinh tế vẫn nghi ngại mức tăng này của Trung Quốc không kéo dài được.

“Tôikhông cho rằng sự hồi phục này kéo dài lâu hơn, vì động lực chính đến từ các dự áncủa chính phủ", Mark Williams của Capital Economics nhận định.

Trongquý III vừa qua, hơn một nửa mức tăng trưởng là do đầu tư chứ không phải tiêu thụ haythương mại. Nhiều nhà kinh tế nói sự dựa dẫm kéo dài của Trung Quốc vào đầu tưtừ chính phủ là nguy hiểm. Điều đó đe dọa sẽ tạo ra các nhà máy sản xuất thứ hàngkhông ai mua và các khu địa ốc phát triển không cần thiết không có khả năng trảnợ.

Trung Quốcđã phản ứng với khủng hoảng toàn cầu 2008 bằng cách ra lệnh cho các ngân hàng mởcửa cho vay. Quá trình phục hồi kinh tế dựa vào mức vay mượn tăng vọt , năm trướcđã lên 20%.

Ngânhàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cảnh báo mức cho vay mạnh không thể mãi duytrìvà có thể khiến nợ xấu ngày càng chồng chất.

“Tôinghĩ các nhà hoạch định chính sách sẽ cố kiểm soát tín dụng trong mấy tháng tới”,ông Williams nhấn mạnh.

Bước ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất như Mỹ hay châu Âu đang bắt đầu tìm lại sự phục hồi. Còn các nền kinh tế mới nổi, những tưởng đã tránh khỏi "cơn bão", lại đang gặp nhiều thách thức hơn cả. Dường như, đó chỉ là chuyện chu kỳ kinh tế chậm hơn mà thôi. Khối BRICS buộc phải chậm lại để tìm lại con đường tăng trưởng cân bằng hơn, còn Mỹ và châu Âu cần tận dụng thời gian này để đạt được phục hồi thực sự, bởi các gói nới lỏng tiền tệ dẫu lớn đến chừng nào thì vẫn luôn có giới hạn của nó.

Nguồn AP/Dân Việt


Sự kiện