Thứ Ba | 07/01/2014 17:06

Kinh tế Thái Lan gặp nguy hiểm với biểu tình tháng 1

Các cuộc biểu tình đã khiến các dự án 65 tỉ USD bị hoãn lại, đồng baht trượt giá so với USD

Bộ trưởng Tài chính Thái Lan đã thể hiện lo lắng về đồng tiềnyếu và thiệt hại tới nền kinh tế trong phát biểu ngày thứ sáu. Giữa lúc đó thìhai phe ủng hộ và chống đối chính phủ đang lên kế hoạch biểu tình lớn tháng1/2014 tăng rủi ro đẩy đất nước chia rẽ này đến bờ vực hỗn loạn.

Các dự án hạ tầng cơ sở đã lên kế hoạch trị giá tới 65 tỉUSD nhằm để kích thích kinh tế đã bị hoãn lại cho tới cuối 2014 bởi căng thẳngchính trị và xuất khẩu giảm sút. Ông Kittirat Na Ranong cho biết và nói thêm việcđồng baht trượt giá so với USD có thể gây thiệt hại cho nhập khẩu và tăng giánăng lượng.

Người biểu tình đã lên kế hoạch “đóng cửa” Bangkok từ13/1/2014. Họ muốn lật đổ chính phủ, ngăn chặn đợt bầu cử tháng 2 và thiết lậpmột hội đồng nhân dân để cải cách hệ thống chính trị.

Cuộc khủng hoảng chính trị này giống như các năm trước khi đấtnước bị chia rẽ dưới chế độ của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh của bàYingluck. Ông này hiện nay đang sống lưu vong ở nước ngoài để tránh phải vàotù.

Thủ tướng lâm thời Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm 3/1/2014
Thủ tướng lâm thời Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm 3/1/2014

Nhiều người thuộc giới trung lưu Bangkok, thượng lưu giầucó, và phe bảo hoàng rất tức giận với một người bị gọi là tay tư bản tham nhũngvà bè phái. Họ buộc tội Thaksin đã lợi dụng người nghèo bằng chính sách hút phiếucử tri, và củng cố sức mạnh của gia tộc tỉ phú nhà ông, và bạn bè kinh doanh.

Tuy nhiên hàng triệu người nghèo ở miền bắc và đông bắc đãhưởng lợi từ chế độ chăm sóc sức khỏe chi phí thấp, nợ tín dụng siêu nhỏ, vàchính sách trợ giá của Thaksin. Họ coi ông là đại biểu và sẵn sàng xuống đườngbảo vệ các chính phủ thân Thaksin.

Những người ủng hộ Thaksin, còn gọi là phe áo đỏ, đã tổ chứcbiểu tình rầm rộ hồi 2010 chiếm đóng Bangkok và cuộc đàn áp của quân đội đã dẫntới hơn 90 người chết.

Phe áo đỏ đã đóng vai quyết định trong việc đưa bà Yinglucklên nắm quyền năm 2011 đã tuyên bố hôm 3/1/2014 sẽ tham chiến. Họ sẽ tổ chứccác cuộc tập hợp lực lượng bên ngoài thủ đô để bảo vệ dân chủ và chống lại cáccuộc biểu tình tổ chức bởi nhóm chống chính phủ.

Xung đột chính trị 2014

Viễn cảnh các nhóm đốilập tổ chức tập hợp lực lượng lớn không phải chuyện hay cho Thái Lan. Nó làm giatăng căng thẳng của một cuộc khủng hoảng đã kéo dài nhiều tuần với một số vụ bạolực xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát bạo động cũng như một số vụ bắnchết người của các tay súng vô danh.

Phe chống chính phủ dự kiến bắt đầu biểu tình thu thập sức mạnhtừ chủ nhật 5/1/2014 để châm lại lửa sau kỳ nghỉ tết. Trước tết năm mới đã cóhơn 200.000 người biểu tình hòa bình trong Bangkok.

Kế hoạch đóng cửa Bangkok của phe chống chính phủ sẽ chiếm 20 điểm nút giao thông và cắt điện nước của văn phòng cơ quan nhà nước
Kế hoạch đóng cửa Bangkok của phe chống chính phủ sẽ chiếm 20 điểm nút giao thông và cắt điện nước của văn phòng cơ quan nhà nước

Các mối quan ngại chính trị về ảnh hưởng của nó tới thị trườngvà tiền tệ, chủ yếu là lo lắng cuộc bầu cử 2/2/2014 sẽ làm gia tăng căng thẳng.Cuộc bầu cử này vốn do bà Yingluck tổ chức để giảm thiểu căng thẳng.

Các lệnh bán hàng giá xuống đang ở con số lớn nhất trong hainăm khi khủng hoảng leo thang, theo điều tra của Reuters thực hiện hôm3/1/2014.

Đồng baht đã giảm còn 32.98 (USDTHB) hôm thứ sáu, mức thấpnhất từ tháng 2/2010. Chỉ số chứng khoản chuẩn đã đóng cửa với mức giảm 0,5%còn 1.224,62 hôm thứ sáu, với nhà đầu tư đặt bán các cổ phiếu lớn. Trước đó cólúc nó đã xuống tới 1.208,60, mức thấp nhất từ tháng 8/2012 và mất 15% giá trịtính từ đầu tháng 11/2013.

“Sự yếu ớt hiện nay của đồng baht là một mối lo,” Bộ trưởngTài chính Kittirat nói với phóng viên. “Nó hỗ trợ cho xuất khẩu nhưng có thểlàm thiệt hại cho nhập khẩu và giá năng lượng.”

Bất cứ việc trì hoãn này của bầu cử 2/2 sẽ có ảnh hưởngnghiêm trọng tới thiết lập chính sách và khiến chính phủ dễ bị tấn công trướckhả năng can thiệp quân sự hoặc luật pháp, theo các chuyên gia phân tích. Ủyban Bầu cử đang yêu cầu trì hoãn lại.

Bà Yingluck từ chối lùi bước, nói thay đổi ngày bầu cử làkhông hợp hiến.

Cuộc khủng hoảng chính trị này mấy tháng trước còn có vẻ khóxẩy ra, khi phe đối lập còn chịu đựng được chính phủ của bà Yingluck. Nhưng đảngVì Nước Thái của bà đã cố thông qua một đạo luật ân xá có thể dẫn tới xóa bỏ ántù của ông Thaksin và làm bùng lên đợt biểu tình kéo dài tới nay.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Sự kiện