Người biểu tình Mỹ phản đối bất bình đẳng. Ảnh: Getty Imagines

 
Bá Ước Thứ Ba | 20/11/2018 14:56

Kinh tế phương Tây cần một cuộc cách mạng mới

Một cuộc cách mạng về cạnh tranh để làm giảm lợi nhuận bất thường của các công ty thống trị và tăng phúc lợi cho người lao động.

Lợi nhuận cao bất thường gây ra sự bất bình

Chủ nghĩa tư bản đã phải chịu đựng một loạt các cú đánh mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Một hệ thống chỉ mang lại lợi ích cho người nắm vốn trong khi người lao động là bên chịu thiệt là điều ngày càng khó chấp nhận. Trong năm 2016, một cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa số người Mỹ trẻ không còn ủng hộ chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản ngày nay có một vấn đề thực sự, không phải là vấn đề mà những nhà bảo hộ và dân túy muốn nói đến. Cuộc sống đã trở nên quá thoải mái đối với một số công ty trong nền kinh tế cũ, trong khi, trong nền kinh tế mới, các công ty công nghệ đã nhanh chóng xây dựng sức mạnh thị trường. Một cuộc cách mạng thực sự là cần thiết - một cuộc cách mạng giải phóng sự cạnh tranh, buộc lợi nhuận cao bất thường hiện tại giảm xuống và đảm bảo rằng sự đổi mới có thể phát triển mạnh trong tương lai.

Theo The Economist, trong quá khứ, các quốc gia đã hành động để thúc đẩy cạnh tranh. Vào đầu thế kỷ XX, Mỹ đã phá vỡ sự độc quyền trong đường sắt và năng lượng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Đức đã tạo ra các thị trường cạnh tranh ở trung tâm của dự án xây dựng lại quốc gia của mình. Việc thành lập thị trường chung châu Âu đã mở cửa các thị trường nội địa cũ kỹ và trì trệ cho các công ty nước ngoài năng động. Tổng thống Ronald Reagan thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế Mỹ.

Thế giới phát triển hiện cần một sự biến đổi tương tự. Kể từ năm 1997, hai phần ba các ngành công nghiệp Mỹ có sự tập trung tăng lên. Một phần mười của nền kinh tế được tạo thành từ các ngành công nghiệp, trong đó bốn công ty kiểm soát hơn hai phần ba thị trường.


 

Kinh te phuong Tay can mot cuoc cach mang moi
Các nhà hoạt động tổ chức Oxfam mang mặt nạ hình các nhà lãnh đạo thế giới.

Trong một nền kinh tế lành mạnh, bạn sẽ kỳ vọng lợi nhuận sẽ được giảm xuống, nhưng dòng tiền tự do của các công ty lại cao hơn 76% so với mức trung bình 50 năm. Ở châu Âu, xu hướng là tương tự nhưng không mạnh mẽ bằng. Thị phần trung bình của bốn công ty lớn nhất trong mỗi ngành công nghiệp đã tăng 3 điểm phần trăm kể từ năm 2000. Trên cả hai châu lục, các công ty thống lĩnh đã trở nên khó bị loại bỏ hơn.1% người giàu nhất sở hữu phần lớn tài sản

Những công ty thống lĩnh này bác bỏ quan điểm rằng họ giành thị phần một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi các thị trường nội địa ngày càng hợp nhất thì họ cho rằng, toàn cầu hóa vẫn là nơi tạo ra được sự cạnh tranh. Nhưng trong các ngành công nghiệp không cần tính thương mại cao, các công ty đang tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Economist tính toán lợi nhuận bất thường toàn cầu là 660 tỉ USD, hơn hai phần ba trong số đó được tạo ra tại Mỹ, một phần ba trong số đó là từ các công ty công nghệ.

Kinh te phuong Tay can mot cuoc cach mang moi
 

Không phải tất cả số lợi nhuận này đều rõ ràng. Google và Facebook cung cấp các dịch vụ phổ biến miễn phí cho người tiêu dùng. Nhưng thông qua việc quản lý  quảng cáo, họ tinh tế đẩy chi phí của các công ty khác lên. Một số ngành công nghiệp kinh tế cũ với giá cao và lợi nhuận lớn nhưng lại trông có vẻ không có tính thương mại cao như: thẻ tín dụng, phân phối dược phẩm và kiểm tra tín dụng. Khi công chúng đề cập đến các nhà độc quyền một cách trực tiếp hơn, vấn đề càng rõ ràng hơn.

Các hãng hàng không Mỹ tính phí nhiều hơn các công ty cùng ngành ở châu Âu và cung cấp dịch vụ tệ hơn. Các công ty truyền hình cáp nổi tiếng vì giá cao: khách hàng truyền hình trả tiền ở Mỹ ước tính chi tiêu nhiều hơn 44% so với năm 2011. Trong một số trường hợp, sự giận dữ của công chúng mở cửa cho những người mới đến, chẳng hạn như Netflix. Tuy nhiên, những trường hợp như thế là rất hiếm. Thị trường chứng khoán coi trọng những người mới tham gia thân thiện với người tiêu dùng như Netflix và Amazon vì nghĩ rằng họ cũng sớm sẽ trở thành độc quyền.

Sức mạnh thị trường tăng lên giúp giải quyết một số câu đố về kinh tế. Bất chấp lãi suất thấp, các công ty đã tái đầu tư một tỷ lệ rất ít từ lợi nhuận khổng lồ của họ. Điều này có thể là do rào cản đối với cạnh tranh cao tiếp tục ngăn chặn những công ty mới, thậm chí là những công ty có vốn nhiều tham gia thị trường.

Tiếp theo, kể từ đầu những năm 2000, và đặc biệt là ở Mỹ, phần đóng góp của người lao động (chi tiêu từ tiền lương) vào GDP của nền kinh tế đã giảm đi. Độc quyền giá có thể đã cho phép các công ty mạnh mẽ giảm bớt sức mua của tiền lương. Phần đóng góp của người lao động giảm nhanh nhất trong các ngành có sự tập trung ngày càng tăng. Câu đố thứ ba là số lượng công ty mới đã giảm và tăng trưởng năng suất đã suy yếu. Điều này cũng có thể được giải thích do thiếu áp lực cạnh tranh để đổi mới.

Những giải pháp

Một số người cho rằng giải pháp cho việc dư thừa vốn là tăng chi tiền lương cho người lao động. Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng, muốn mở rộng lực lượng lao động. Đảng Lao động của Anh hứa hẹn quyền sở hữu cổ phiếu của nhân viên là điều bắt buộc. Và hầu như tất cả mọi người cánh tả đều muốn hồi sinh sức mạnh suy giảm của các công đoàn.

Các công đoàn cũng đóng một vai trò trong một nền kinh tế hiện đại. Nhưng một sự trở lại chủ nghĩa tư bản theo phong cách những năm 1960, trong đó một nhóm thiểu số kiếm được lợi nhuận lớn nhưng chỉ chi tiền rất nhỏ giọt cho người lao động dưới sự đe dọa của các cuộc đình công là điều cần tránh. Lợi nhuận cao bất thường vẫn diễn ra miễn là chúng được phân phối theo cách thỏa mãn những người có quyền lực thông qua sự thân hữu. Một nền kinh tế có các công ty thống trị cuối cùng sẽ bóp nghẹt sự đổi mới  và dẫn đến một sự trì trệ trong mức sống.

Kinh te phuong Tay can mot cuoc cach mang moi
Theo Oxfam, 8 tỉ phú sở hữu khối tài sản bằng một nửa thế giới với 426 tỉ USD.

Tốt hơn hết là cần phải giảm mức lợi nhuận cao của các công ty. Các thế lực thị trường nên bị tấn công theo ba cách. Đầu tiên, các chế độ dữ liệu và sở hữu trí tuệ nên được sử dụng để thúc đẩy sự đổi mới, không bảo vệ những công ty đang thống trị thị trường. Điều đó có nghĩa là dữ liệu của người dùng các dịch vụ công nghệ phải được chia sẻ. Nó cũng đòi hỏi phải có nền tảng lớn để cấp phép dữ liệu lớn ẩn danh cho các đối thủ. Bằng sáng chế nên là một thứ gì đó hiếm hơn, có thời gian ngắn hơn và dễ thách thức hơn tại tòa án.

Thứ hai, các chính phủ nên phá bỏ các rào cản gia nhập ngành, chẳng hạn như các điều khoản không cạnh tranh, các yêu cầu cấp phép nghề nghiệp và các quy định phức tạp được viết bởi các nhóm vận động hành lang của các ngành công nghiệp. Hơn 20% công nhân Mỹ phải có giấy phép để làm công việc của họ, tăng từ mức 5% vào năm 1950.

Thứ ba, luật chống độc quyền phải được thực hiện phù hợp cho thế kỷ XXI. Tiền thu được từ các vụ kiện chống độc quyền nên được sử dụng để thúc đẩy phúc lợi của người tiêu dùng. Nhưng các nhà quản lý cần chú ý hơn đến sức khỏe cạnh tranh tổng thể của thị trường và lợi nhuận trên vốn.

Kinh te phuong Tay can mot cuoc cach mang moi
 

Các nhà quản lý của Mỹ cần có nhiều quyền hạn hơn, như của Anh, để điều tra các thị trường đang trở nên bất bình thường. Các công ty công nghệ lớn sẽ gặp khó khăn trong việc hạ bệ các đối thủ tiềm năng lâu dài, như Facebook đã làm khi công mua lại Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014.

Những thay đổi này sẽ không giải quyết mọi vấn đề. Nhưng nếu chúng thúc đẩy lợi nhuận ở Mỹ về mức bình thường trong lịch sử, và công nhân khu vực tư nhân nhận được lợi ích, tiền lương thực tế sẽ tăng 6%. Người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Năng suất sẽ tăng lên. Điều đó có thể không ngăn chặn sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy. Nhưng một cuộc cách mạng cạnh tranh sẽ có ích cho việc khôi phục niềm tin của công chúng vào chủ nghĩa tư bản.