Thứ Hai | 22/04/2013 21:51

Kinh tế Pháp rơi vào vòng xoáy rắc rối

Chưa đầy 1 năm nhậm chức nhưng tổng thống Pháp đang phải tìm cách vực dậy một nền kinh tiềm ẩn nhiều rắc rối và có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Điều này dẫn đến một ngày minh bạch đối với toàn bộ nội các của ông Hollande. Sự thật là có đến 8 Bộ trưởng Pháp là triệu phú, sự giàu có của các chính trị gia Pháp được chính họ thú nhận. Tuy nhiên ít nhất sự kiện chấn động trên cũng có một tác dụng phụ, vô tình vụ việc đã đánh lạc hướng sự chú ý trước lo ngại suy thoái của kinh tế Pháp.

Ngày minh bạch nội các Pháp cho thấy có đến 8 bộ trưởng là triệu phú
Ngày minh bạch nội các Pháp cho thấy có đến 8 bộ trưởng là triệu phú.

Ngày 16/4, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra lời nhắc nhở đối với nền kinh tế ảm đạm của Pháp, được dự báo suy thoái trong năm 2013 cùng Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. IMF dự báo GDP của Pháp năm nay sẽ giảm 0,1%. Triển vọng kinh tế xấu đi không chỉ nhắc ông Hollande nhớ lại lời hứa của chính phủ về giảm thâm hụt, mà còn đặt ra thách thức với cuộc đấu tranh chính trị nội bộ xung quanh câu hỏi làm thế nào để quản lý nền tài chính công của mình?

Bất chấp những lời nhắc nhở từ IMF, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici vẫn dự báo lạc quan về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Pháp là 0,1% trong năm 2013 và 1,2% trong năm 2014. Ông khẳng định điều này vào hôm 17/4 trong chương trình ổn định kinh tế Pháp và sẽ trình lên Ủy ban châu Âu (EC) vào cuối tháng này.

Nền kinh tế đã bị đè nén bởi chính sách củng cố tài chính. Biểu hiện cụ thể là sự ép buộc nhu cầu trong nước giảm xuống (động cơ truyền thống của tăng trưởng kinh tế Pháp), cũng như thiếu lòng tin và xuất khẩu yếu kém. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm trong cả tháng 1 và tháng 2. Còn trong tháng 3, chỉ số niềm tin kinh doanh được Viện thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia (INSEE) công bố cũng giảm xuống còn gần 10 điểm, thấp hơn mức của một năm trước.

Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh với các tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong khu vực đồng euro, nhiều công ty đã ngừng các khoản đầu tư. Như EC lưu ý trong báo cáo gần đây trên cân bằng vĩ mô, "sự suy giảm liên tục của năng lực cạnh tranh" ở Pháp đã dẫn đến một sự mất mát lớn hơn của xuất khẩu trên toàn thế giới 10 năm vừa qua so với ở Đức, Italia hay Tây Ban Nha, đặc biệt trong các ngành chế tạo.

Hầu như không có một tuần trôi qua mà không thấy sự đóng cửa của các nhà máy. Tuần trước, một tòa án Pháp đã từ chối cả đề xuất mua lại nhà máy lọc dầu Petroplus, ở Normandy, khiến nhà máy phải đóng cửa, đồng nghĩa với mất mát 470 công ăn việc làm. Mặc dù chính phủ hứa hẹn điều ngược lại.

Số phận tương tự cũng xảy ra với nhà máy xe hơi (Aulnay-sous-Bois) và nhà máy sản xuất lốp xe (Amiens). Tin tức đóng cửa nhà máy xuất hiện hàng ngày trên các dòng nổi bật của báo chí. Tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp tăng lên mức 10,6% trong quý IV/2012, đạt mức cao kỉ lục trong vòng 14 năm qua.

Tất cả điều này giải thích tại sao chính phủ Pháp đang cầu xin Brussels thông qua kế hoạch hứa hẹn cắt giảm thâm hụt xuống 3% GDP vào cuối năm 2013. Trong tuần này, ông Hollande cho biết rằng "thắt lưng buộc bụng không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng".

Lặng lẽ và thành công ở điểm này, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici đang hy vọng sẽ thuyết phục Đức cũng như Ủy ban châu Âu sau một nỗ lực nghiêm túc để giảm thâm hụt cơ cấu trong năm nay, hàng rào thâm hụt sẽ được hạ thấp trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, Olli Rehn, Ủy viên châu Âu về các vấn đề kinh tế và tiền tệ nói rằng “nếu Pháp muốn bất kì dỡ bỏ nào thì thâm hụt ngân sách phải thấp hơn 3% trong năm 2014”. Ông Moscovici cũng hứa hẹn sẽ đạt 3,7% thâm hụt ngân sách trong năm nay và 2,9% năm 2014.

Vấn đề là ngay cả những mục tiêu ít tham vọng hơn được chứng minh cũng rất khó thực hiện. INSEE cho rằng Pháp đã thất bại với thâm hụt ngân sách 4,5% vào năm ngoái, với mức thâm hụt thực tế ở mức 4,8%. Thuế ở Pháp đã đạt đến điểm bão hòa và ông Hollande đã hứa sẽ không có khoản thuế mới nào trong năm 2014 ngoài tăng thuế VAT. Tuy nhiên, các kiểm toán viên quốc gia cho rằng thực tế là 3/4 các nỗ lực tái cơ cấu để giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay lại phụ thuộc vào tăng thuế. Chính phủ đang hy vọng gánh nặng thuế lên tổng thể nền kinh tế, hiện đang cao nhất trong khu vực đồng euro, sẽ tăng một lần nữa lên 46,5% GDP vào năm tới.

Ông Moscovici khẳng định rằng hầu hết các nỗ lực trong năm tới sẽ đến từ cắt giảm chi tiêu. Từ cải cách lương hưu sắp tới cũng như một số tinh giản bộ máy hành chính để tạo ra điều mà tổng thống Hollande gọi là "cú sốc của sự đơn giản hóa". Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault tuyên bố lợi ích của 15% hộ gia đình giàu nhất nước Pháp sẽ bị cắt giảm, dù chưa có bất kì quyết sách nào được nêu ra.

Giải quyết thâm hụt là nhiệm vụ vừa sức với nhà lãnh đạo mang tư tưởng cải cách mạnh mẽ như ông Hollande. Tiếc rằng trên thực tế, số người ủng hộ ông trong một cuộc thăm dò ý kiến đang ở mức thấp kỷ lục. Giờ đây người ta đang nghiêng về ý kiến đã từng được ông Pandered (cùng thuộc phe cánh tả như Hollande) nêu ra trong chiến dịch tranh cử của mình, nhiều cử tri tin rằng giảm thâm hụt có thể đạt được chủ yếu nhờ đánh thuế người giàu và các giao dịch tài chính.

Một số người trong chính phủ của tổng thống Pháp đang mất tinh thần và chuyển sang xem xét kế hoạch thay đổi chế độ thắt lưng buộc bụng. Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Công nghiệp từ chính phe cánh tả của Hollande đã từng đe dọa sẽ quốc hữu Arcelor-Mittal, đồng thời chỉ trích chính sách của chính phủ, cho rằng "gánh nặng ngân sách đang giết chết tăng trưởng là vô trách nhiệm".

Arnaud Montebourg còn đưa ra một quan điểm khác trên góc độ châu Âu. Pháp là đất nước có chi tiêu công hiện chiếm 57% GDP, một kỷ lục của khu vực đồng euro và các khoản nợ công dự kiến sẽ lên 94% GDP trong năm tới. Do vậy, một cuộc chiến nghiêm túc đặt ra đối với chi tiêu công đang vô cùng khẩn cấp . Ông Hollande bị vướng vào cái bẫy của lời hứa "nghiêm khắc" mà không "thắt lưng buộc bụng", một sự mâu thuẫn mà không ai hiểu được. Nguy cơ của tư duy khó hiểu đó là tổng thống François Hollande sẽ dính chặt vào chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu, công khai hơn chỉ làm tăng sức đề kháng trong riêng đảng của ông mà những củng cố tài chính lại vô cùng khiêm tốn.

Nguồn Dân Việt/Economist


Sự kiện