Chủ Nhật | 15/07/2012 09:12
Kinh tế Mỹ một lần nữa đang tự hồi sinh?
Kinh tế Mỹ đang tự hồi sinh nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân. Những điểm yếu cũ đang được khắc phục và sức mạnh mới đang được khám phá.
Điều gần như duy nhất mà Tổng thống Barack Obama và Mitt Romney, đối thủ đảng Cộng hòa của ông nhất trí là nền kinh tế Mỹ đang xấu đi. Thất nghiệp giữ trên 8% và tăng trưởng có thể trượt xuống dưới 2% trong nửa đầu năm nay. Đe dọa trước mắt là sự sụp đổ của khu vực đồng euro, suy thoái tại Trung Quốc và "vách đá tài khóa", chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu kéo dài tới hết năm.
Obama và Romney bất đồng về những điều sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn: bầu lại một tổng thống cánh tả, người đã ban hành các quy định giết chết khu vực tư nhân; hay đổi lấy một lãnh đạo mới với tham vọng lớn về vốn sở hữu tư nhân, có khuynh hướng nuôi dưỡng những người gây ra đống hỗn độn cho nền kinh tế.
Kinh tế Mỹ chắc chắn đang ở trong tình trạng dễ tổn thương. Tuy nhiên sự bi quan về cuộc chiến tranh cử tổng thống đang bỏ lỡ một vài điều quan trọng. Nền kinh tế Mỹ đang tự hồi sinh nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân. Những điểm yếu cũ đang được khắc phục và sức mạnh mới đang được khám phá, với sự nhanh nhạy mà châu Âu trì trệ và châu Á cần học theo.
Cân bằng lại sự mất cân bằng
Sự trì trệ của nước Mỹ bắt nguồn trước hết từ dư thừa quá mức trước khủng hoảng và nền kinh tế méo mó mà họ tạo ra. Cho tới năm 2008, tăng trưởng tại Mỹ dựa chủ yếu vào chi tiêu dùng và mua nhà, cả hai đều được tài trợ bởi các khoản tiết kiệm nước ngoài thông qua một hệ thống tài chính thiếu vốn. Nợ của các hộ gia đình bằng gần 100% thu nhập trong năm 2000, và chạm 133% vào năm 2007. Phục hồi từ tình trạng vỡ nợ luôn luôn mất nhiều năm, khi các hộ gia đinh và ngân hàng khôi phục tổng tài sản của mình.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, quá trình khắc phục được tiến hành nhanh chóng. Giá nhà tại Mỹ hiện nằm trong số được định giá thấp nhất thế giới: thấp hơn 19% so với giá trị đúng, theo chỉ số giá nhà. Và bởi Bộ Tài chính và các cơ quan điều hành khác của, không giống như của bất cứ nước nào trong khu vực đồng tiền chung euro (eurozone), đã lựa chọn đối đầu với sự mục nát trong hệ thống tài chính của mình một cách nhanh chóng.
Các ngân hàng Mỹ đã phải xóa nợ và tăng vốn chủ sở hữu nhanh hơn các ngân hàng khác. (Chỉ riêng Citigroup đã phải chấp nhận tổn thất cho vay khoảng 143 tỷ USD; trong khi không có ngân hàng nào thuộc eurozone dành nhiều hơn 30 tỷ USD). Tỷ lệ vốn của Mỹ thuộc diện cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Mỹ cũng cắt giảm số nợ của mình xuống còn khoảng 114% thu nhập.
Những nguồn sức mạnh mới cũng được tìm thấy. Một là ngành xuất khẩu năng động hơn. Đồng USD yếu giúp giải thích tại sao thâm hụt thương mại Mỹ giảm từ 6% GDP trong năm 2006 xuống khoảng 4% hiện nay.
Tuy nhiên, những thay đổi khác, lâu dài hơn - đặc biệt là tăng trưởng của tầng lớp tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi - cũng là chỉ báo tốt. Trong chiến dịch tranh cử, cả hai đảng của Mỹ đều tấn công Trung Quốc như là một nhà cung cấp hàng nhập khẩu giá rẻ phá luật. Dù vậy, Trung Quốc giàu có hơn đã trở thành thị trường lớn thứ 3 cho hàng xuất khẩu Mỹ, tăng 53% kể từ năm 2007.
Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng đang thay đổi. Một số sản phẩm như máy bay Boeing, phần mềm Microsoft và phim Hollywood đã quen thuộc. Nhưng cũng có một sự bùng nổ các dịch vụ cao cấp (kiến trúc, kỹ thuật và tài chính) cùng với nền kinh tế ứng dụng phát triển, nuôi dưỡng nhờ Facebook, Apple và Google, hiện sử dụng hơn 300.000 lao động; các trò chơi điện tử, hàng hóa ảo và tương tự như vậy bán dễ dàng ngoài biên giới.
Bị hạn chế bởi tình trạng yếu kém tại nước nhà và châu Âu, một số công ty nhỏ thậm chí tìm kiếm bước đệm thành công tại các thị trường mới nổi. Các nhà sản xuất Mỹ đang lấy lại một số thị trường từng mất cho hàng hóa nhập khẩu, và đi tiên phong trong những bước tiến mới như in ấn 3D.
Trong khi đó, điều từng là "gót chân Asin" đang trở thành lợi thế cạnh tranh. Nước Mỹ phải trả giá đắt cho việc nghiện nhập khẩu dầu của mình. Bất cứ khi nào giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate lên trên 100 USD/thùng (như năm 2008, năm ngoái và cả năm nay), tăng trưởng của Mỹ lại chịu tác động. Giá cao dù thế có tác dụng hạn chế nhu cầu và kích thích nguồn cung. Nhập khẩu ròng dầu thô trong năm ngoái thấp nhất kể từ năm 1995, và Mỹ cuối cùng trở thành nước xuất khẩu ròng khí đốt.
Nhiều quốc gia có dầu đá phiến, nhưng giống như cuộc cách mạng internet trước đây, nước Mỹ dẫn đầu trong hoạt động khai thác nguồn năng lượng mới này. Tiền của chính phủ liên bang đã giúp phát triển công nghệ "fracking" để lấy được dầu, khí đá phiến, tương tự số tiền đã trả cho tiền thân của internet. Tại Mỹ, dầu đá phiến đã làm giảm giá năng lượng với người tiêu dùng, và bằng cách thay thế than đá, dầu đá phiến giúp loại bỏ khí thải carbon. Trong tương lai, dầu đá phiến sẽ khuyến khích sản xuất trong nước bất cứ loại hàng hóa nào cần lớn lượng lớn năng lượng.
Thời kỳ phát triển khó khăn của Mỹ tuy vậy vẫn chưa kết thúc. Ngay cả khi các kết quả thấy rõ hơn, nó cũng sẽ để lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Bởi các doanh nghiệp dẫn đầu quá trình này cũng sản xuất nhiều, họ trả lương cao nhưng không thuê nhiều người. Họ do đó có thể không giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, trong khi tăng bất bình đẳng. Tuy vậy, điều này vẫn là cơ sở bền vững và cân bằng hơn cho tăng trưởng so với những gì mà nước Mỹ có trước đây - và là nền tảng tốt hơn cho sự thịnh vượng so với tại châu Âu già cỗi và không cải cách.
Vách đá và các rủi ro khác
Vị tổng thống sắp tới sẽ làm gì để tăng sức mạnh cho nền kinh tế mới này? Trước hết, đừng gây ra thiệt hại gì. Không lèo lái nền kinh tế vượt qua vách đá tài khóa sẽ là một sự khởi đầu: thay vào đó, đặt ra một kế hoạch thâm hụt dài hạn đáng tin cậy, bao gồm tăng thuế và cắt giảm các chương trình trợ cấp.
Có cả một số điều điên rồ khác đang được ấp ủ. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ muốn hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên để giữ giá thấp cho người tiêu dùng trong nước - một chiến lược tuyệt vời để ngăn cản đầu tư và sản xuất trong nước. Một Obama dũng cảm hơn sẽ tiến hành phê duyệt xuất khẩu khí đốt. Về phần mình, ông Romney nên rút lại lời hứa coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, điều có thể dẫn đến chiến tranh thương mại.
Điều thứ hai là tổng thống sắp tới cần phải khôi phục lại ngành dịch vụ công sập sệ của Mỹ. Ngay cả sự khởi động hiệu quả nhất cũng không thể giúp nền kinh tế được xây dựng trên những con đường đổ nát, hệ thống y tế đắt nhất thế giới, các trường công chất lượng thấp và hệ thống nhập cư Byzantine đang tước đi của các công ty những tài năng tốt nhất thế giới.
Tập trung vào những điều đó, ông Obama và ông Romney, và chính chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi những gì mà khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ có thể làm cho chính mình.
Obama và Romney bất đồng về những điều sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn: bầu lại một tổng thống cánh tả, người đã ban hành các quy định giết chết khu vực tư nhân; hay đổi lấy một lãnh đạo mới với tham vọng lớn về vốn sở hữu tư nhân, có khuynh hướng nuôi dưỡng những người gây ra đống hỗn độn cho nền kinh tế.
Kinh tế Mỹ chắc chắn đang ở trong tình trạng dễ tổn thương. Tuy nhiên sự bi quan về cuộc chiến tranh cử tổng thống đang bỏ lỡ một vài điều quan trọng. Nền kinh tế Mỹ đang tự hồi sinh nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân. Những điểm yếu cũ đang được khắc phục và sức mạnh mới đang được khám phá, với sự nhanh nhạy mà châu Âu trì trệ và châu Á cần học theo.
Cân bằng lại sự mất cân bằng
Sự trì trệ của nước Mỹ bắt nguồn trước hết từ dư thừa quá mức trước khủng hoảng và nền kinh tế méo mó mà họ tạo ra. Cho tới năm 2008, tăng trưởng tại Mỹ dựa chủ yếu vào chi tiêu dùng và mua nhà, cả hai đều được tài trợ bởi các khoản tiết kiệm nước ngoài thông qua một hệ thống tài chính thiếu vốn. Nợ của các hộ gia đình bằng gần 100% thu nhập trong năm 2000, và chạm 133% vào năm 2007. Phục hồi từ tình trạng vỡ nợ luôn luôn mất nhiều năm, khi các hộ gia đinh và ngân hàng khôi phục tổng tài sản của mình.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, quá trình khắc phục được tiến hành nhanh chóng. Giá nhà tại Mỹ hiện nằm trong số được định giá thấp nhất thế giới: thấp hơn 19% so với giá trị đúng, theo chỉ số giá nhà. Và bởi Bộ Tài chính và các cơ quan điều hành khác của, không giống như của bất cứ nước nào trong khu vực đồng tiền chung euro (eurozone), đã lựa chọn đối đầu với sự mục nát trong hệ thống tài chính của mình một cách nhanh chóng.
Các ngân hàng Mỹ đã phải xóa nợ và tăng vốn chủ sở hữu nhanh hơn các ngân hàng khác. (Chỉ riêng Citigroup đã phải chấp nhận tổn thất cho vay khoảng 143 tỷ USD; trong khi không có ngân hàng nào thuộc eurozone dành nhiều hơn 30 tỷ USD). Tỷ lệ vốn của Mỹ thuộc diện cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Mỹ cũng cắt giảm số nợ của mình xuống còn khoảng 114% thu nhập.
Những nguồn sức mạnh mới cũng được tìm thấy. Một là ngành xuất khẩu năng động hơn. Đồng USD yếu giúp giải thích tại sao thâm hụt thương mại Mỹ giảm từ 6% GDP trong năm 2006 xuống khoảng 4% hiện nay.
Tuy nhiên, những thay đổi khác, lâu dài hơn - đặc biệt là tăng trưởng của tầng lớp tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi - cũng là chỉ báo tốt. Trong chiến dịch tranh cử, cả hai đảng của Mỹ đều tấn công Trung Quốc như là một nhà cung cấp hàng nhập khẩu giá rẻ phá luật. Dù vậy, Trung Quốc giàu có hơn đã trở thành thị trường lớn thứ 3 cho hàng xuất khẩu Mỹ, tăng 53% kể từ năm 2007.
Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng đang thay đổi. Một số sản phẩm như máy bay Boeing, phần mềm Microsoft và phim Hollywood đã quen thuộc. Nhưng cũng có một sự bùng nổ các dịch vụ cao cấp (kiến trúc, kỹ thuật và tài chính) cùng với nền kinh tế ứng dụng phát triển, nuôi dưỡng nhờ Facebook, Apple và Google, hiện sử dụng hơn 300.000 lao động; các trò chơi điện tử, hàng hóa ảo và tương tự như vậy bán dễ dàng ngoài biên giới.
Bị hạn chế bởi tình trạng yếu kém tại nước nhà và châu Âu, một số công ty nhỏ thậm chí tìm kiếm bước đệm thành công tại các thị trường mới nổi. Các nhà sản xuất Mỹ đang lấy lại một số thị trường từng mất cho hàng hóa nhập khẩu, và đi tiên phong trong những bước tiến mới như in ấn 3D.
Trong khi đó, điều từng là "gót chân Asin" đang trở thành lợi thế cạnh tranh. Nước Mỹ phải trả giá đắt cho việc nghiện nhập khẩu dầu của mình. Bất cứ khi nào giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate lên trên 100 USD/thùng (như năm 2008, năm ngoái và cả năm nay), tăng trưởng của Mỹ lại chịu tác động. Giá cao dù thế có tác dụng hạn chế nhu cầu và kích thích nguồn cung. Nhập khẩu ròng dầu thô trong năm ngoái thấp nhất kể từ năm 1995, và Mỹ cuối cùng trở thành nước xuất khẩu ròng khí đốt.
Nhiều quốc gia có dầu đá phiến, nhưng giống như cuộc cách mạng internet trước đây, nước Mỹ dẫn đầu trong hoạt động khai thác nguồn năng lượng mới này. Tiền của chính phủ liên bang đã giúp phát triển công nghệ "fracking" để lấy được dầu, khí đá phiến, tương tự số tiền đã trả cho tiền thân của internet. Tại Mỹ, dầu đá phiến đã làm giảm giá năng lượng với người tiêu dùng, và bằng cách thay thế than đá, dầu đá phiến giúp loại bỏ khí thải carbon. Trong tương lai, dầu đá phiến sẽ khuyến khích sản xuất trong nước bất cứ loại hàng hóa nào cần lớn lượng lớn năng lượng.
Thời kỳ phát triển khó khăn của Mỹ tuy vậy vẫn chưa kết thúc. Ngay cả khi các kết quả thấy rõ hơn, nó cũng sẽ để lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Bởi các doanh nghiệp dẫn đầu quá trình này cũng sản xuất nhiều, họ trả lương cao nhưng không thuê nhiều người. Họ do đó có thể không giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, trong khi tăng bất bình đẳng. Tuy vậy, điều này vẫn là cơ sở bền vững và cân bằng hơn cho tăng trưởng so với những gì mà nước Mỹ có trước đây - và là nền tảng tốt hơn cho sự thịnh vượng so với tại châu Âu già cỗi và không cải cách.
Vách đá và các rủi ro khác
Vị tổng thống sắp tới sẽ làm gì để tăng sức mạnh cho nền kinh tế mới này? Trước hết, đừng gây ra thiệt hại gì. Không lèo lái nền kinh tế vượt qua vách đá tài khóa sẽ là một sự khởi đầu: thay vào đó, đặt ra một kế hoạch thâm hụt dài hạn đáng tin cậy, bao gồm tăng thuế và cắt giảm các chương trình trợ cấp.
Có cả một số điều điên rồ khác đang được ấp ủ. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ muốn hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên để giữ giá thấp cho người tiêu dùng trong nước - một chiến lược tuyệt vời để ngăn cản đầu tư và sản xuất trong nước. Một Obama dũng cảm hơn sẽ tiến hành phê duyệt xuất khẩu khí đốt. Về phần mình, ông Romney nên rút lại lời hứa coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, điều có thể dẫn đến chiến tranh thương mại.
Điều thứ hai là tổng thống sắp tới cần phải khôi phục lại ngành dịch vụ công sập sệ của Mỹ. Ngay cả sự khởi động hiệu quả nhất cũng không thể giúp nền kinh tế được xây dựng trên những con đường đổ nát, hệ thống y tế đắt nhất thế giới, các trường công chất lượng thấp và hệ thống nhập cư Byzantine đang tước đi của các công ty những tài năng tốt nhất thế giới.
Tập trung vào những điều đó, ông Obama và ông Romney, và chính chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi những gì mà khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ có thể làm cho chính mình.
Nguồn Economist/DVT