Nền kinh tế Mỹ đang đưa ra nhiều tín hiệu trái chiều và vẫn còn quá sớm để nói liệu biến thể Delta có làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế đến mức đáng lo ngại hay không. Ảnh: Getty Images.

 
Minh Duy Chủ Nhật | 29/08/2021 17:57

Kinh tế Mỹ đang tổn thương thế nào vì biến chủng Delta?

Biến thể Delta đã gây ra làn sóng COVID-19 mới tại một loạt quốc gia đồng thời là rủi ro lớn đối với quá trình hồi phục ở nhiều nơi.

Chỉ số tiêu dùng giảm sút

Trong vài tuần qua, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng cho biết khách hàng của họ không còn “mở rộng hầu bao” như trước nữa. Mức độ tự tin của người tiêu dùng sụt giảm thảm hại, hệ quả là doanh số bán lẻ giảm theo. 

Theo CNN, tăng trưởng việc làm vẫn tương đối tích cực. Lạm phát tăng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tương đối khả quan hồi đầu năm nay. Kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy những tín hiệu trái chiều.

Trong khi biến chủng Delta là yếu tố chính được nhắc đến trong các dữ liệu kinh tế và tác động không nhỏ tới tâm lý mua sắm của người dân, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng tương lai. 

Các dữ liệu kinh tế hết sức kỳ lạ, một mặt, đó là nguồn thông tin giúp hiểu điều gì đang xảy ra. Nhưng tháng này qua tháng khác, những thống kê trên có thể bị “bóp méo” bởi những yếu tố mới xuất hiện. Điều đó khiến cho những xu hướng trên thị trường ngày càng khó nắm bắt.

Công tác chuẩn bị vaccine COVID-19 trước khi tiêm cho người dân tại một trung tâm ở Sydney, Australia. Ảnh: AP.
Công tác chuẩn bị vaccine COVID-19 trước khi tiêm cho người dân tại một trung tâm ở Sydney, Australia. Ảnh: AP.

Vẫn còn quá sớm để nói biến chủng Delta đang làm chậm lại đà phục hồi của nền kinh tế, tới một mức độ gây lo ngại. Tỉ lệ lây nhiễm được cập nhật theo thời gian thực, nhưng những dữ liệu kinh tế thường chỉ phản ánh những gì xảy ra trong quá khứ. Trong khi đó, các công ty lại luôn muốn hướng về phía trước, cố gắng nhận định về cách mà người tiêu dùng phản ứng với những yếu tố tác động bên ngoài trong tương lai. Có thể nói, mọi thứ vẫn tương đối mập mờ. 

Dù theo cách nào, đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Điều đó có nghĩa các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục thay đổi, khiến các doanh nghiệp, người tiêu dùng và triển vọng phục hồi của nền kinh tế như ngồi trên một mớ bòng bong.

Những con số nói lên điều gì? 

Đầu tiên, hãy cùng đối diện với những mặt tiêu cực trước. Một vài dữ liệu kinh tế gần đây đang cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng trong đầu tháng 8 đã giảm xuống ngưỡng thấp hơn so với trước đại dịch, thấp nhất kể từ tháng 12/2011.

Biến chủng Delta đang ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế, cũng như cuộc sống thường nhật của mọi người. Sau một mùa hè đẩy mạnh tiêm chủng vaccine, người dân bắt đầu nhận ra rằng đại dịch không thể nào chấm dứt. 

Doanh số bán lẻ đã giảm mạnh hơn so với dự báo trong tháng 7. 

Dữ liệu từ IHS Markit cho thấy tốc độ tăng trưởng lĩnh vực tư nhân tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 8, do sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và khả năng sản xuất hạn chế tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), chuyên đo lường sản lượng sản xuất và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, xuống thấp nhất trong 8 tháng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh cho rằng số lượng ca nhiễm tăng cao sẽ không dẫn đến các lệnh phong tỏa như năm 2020, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại, khi phần lớn người dân đã được tiêm phòng vaccine COVID-19.

Chỉ số Back-to-Normal duy trì ở ngưỡng 92% trong vài tuần gần đây, nhưng một số bang thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đại dịch. Mức giá tăng lên là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bắt đầu hồi phục, nhưng trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định. 

Thị trường việc làm đang bùng nổ, với hơn 900.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 6 và tháng 7. Theo Refinitiv, các nhà kinh tế học dự báo có thêm khoảng 725.000 việc làm mới trong tháng 8.

Biến chủng Delta thực sự là vấn đề mới đối với sự phục hồi thị trường việc làm, vốn không mấy ổn định tính tới thời điểm hiện tại”, theo nhà kinh tế học trưởng Nela Richardson tại ADP.

Nhà kinh tế học trưởng Nela Richardson cho biết thêm: "Sẽ mất 2 tháng nữa chúng ta mới có dữ liệu về GDP quý III. Cho tới lúc đó, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận về những tác động của biến chủng Delta lên đà phục hồi kinh tế".

Hiện, biến chủng Delta chưa thể thay đổi được hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, “nửa cuối năm nay vẫn mang trong mình một sự bất ổn tương đối cao vì biến chủng Delta. Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên sự tự tin của người tiêu dùng là điều chưa thể nói trước”, theo ông Jill Timm CEO Kohl’s.

Có thể bạn quan tâm:

'Giấc mộng đổi đời' của các công ty công nghệ sinh học Mỹ