Kinh tế Indonesia đang đuổi theo Trung Quốc
Djoko Susanto không thể cứu nổi các cửa hàng của mình, nhưng lại nắm bắt được cơ hội biến ông trởthành tỷ phú. Đã có hơn 1.100 người chết trong cuộc thảm sát năm 1998, nền kinh tế suy giảm 13%.
Giới phân tích dự báo quốc gia có dân số lớn thứ 4 thế giới và đã từng là thuộc địa của Hà Lan nàysẽ vỡ vụn. Thế nhưng, Susanto lại đánh cược rằng Indonesia sẽ sống sót và nguồn khoáng sản cũng nhưnông sản dồi dào sẽ làm giàu cho 238 triệu dân Indonesia và tạo thành nền kinh tế năng động hướngvề tiêu dùng.
Tháng 10/1999, chỉ một năm sau cuộc thảm sát, Susanto mở cửa hàng đầu tiên trong chuỗi gồm6.000 cửa hàng với tên gọi Alfamarts. Theo số liệu World Bank, từ năm 1999 đến cuối năm 2011, tốcđộ tăng trưởng hàng năm của Indonesia đạt 6,5%, số lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bìnhtăng từ 50 triệu lên 130 triệu người.
Trong khi các nền kinh tế đang phát triển khác như Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi từ mô hìnhkinh tế hướng về xuất khẩu sang dựa vào tiêu dùng thì Indonesia đang dẫn đầu cuộc chơi: chi tiêutiêu dùng đóng góp đến 55% GDP năm 2011, trong khi ở Trung Quốc chỉ là 35%.
Pong Ho Yin, quản lý quỹ Allianz Global Investors đang quản lý 279 tỷ euro (tương đương 370 tỷ USD)trên toàn thế giới cho rằng Indonesia đang được dẫn dắt bởi bộ máy tiêu dùng khổng lồ. Ông cho rằngIndonesia, quốc gia tập trung nhiều người theo đạo Hồi nhất thế giới sẽ sớm ngang hàng với các nướcBRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ông cũng dự báo Indonesia với dân số trẻ có độ tuổitrung bình là 27 sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng 8%.
Năm 2009, Susanto bán 10% cổ phần của công ty PT Sumber Alfaria Trijaya (AMRT) trên sàn chứng khoánIndonesia và thu về 135 tỷ rupiah (tương đương 15 triệu USD). Ngày 1/5, cổ phiếu này tăng giágấp 13 lần trong khi chỉ số Jakarta Composite Index tăng gấp 3 lần.
Kể từ đầu năm 2009 đến 1/5, chỉ số này là chỉ số tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong số 96 chỉ sốđược Bloomberg theo dõi, tăng 232% trong khi chỉ số theo dõi các nước BRIC - MSCI BRIC Indexchỉ tăng 70%.
Thêm vào đó, Indonesia là nước đứng số 1 thế giới về xuất khẩu than phục vụ sản xuất điện, thiếc vàdầu cọ. Indonesia cũng là nước khai thác vàng lớn nhất thế giới đồng thời đứng thứ 2 thế giới vềxuất khẩu khí hóa lỏng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 20% trong năm qua và đạt mức kỷ lục 19,3 tỷ. Trong khi các nướckhác đều bị các tổ chức xếp hạng hạ mức tín nhiệm, Fitch Ratings và Moody's Investors Service đềunâng xếp hạng trái phiếu Indonesia lên mức khuyến nghị đầu tư.
Kể từ khi Susilo Bambang Yudhoyono - vị tướng nghỉ hưu 62 tuổi lên lãnh đạo đất nước, ông đã bổsung vào bộ máy lãnh đạo đất nước với những nhà kỹ trị được giáo dục bởi hệ thống phương Tây màđiển hình Boediono - Thống đốc ngân hàng trung ương đồng thời cũng là phó Tổng thống.
Ông Yudhoyono cam kết sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư bằng cách cắt giảm lãi suất, đấu tranh chốngtham nhũng, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cấp đường sá, cầu cảng, đường sắt, sân bay vàcác cơ sở hạ tầng khác với tổng vốn đầu tư lên đến 18 tỷ USD. Vị Tổng thống này đã giữ được một nềnchính trị ổn định và khiến lượng vốn FDI tăng gấp 4 lần.
Caterpillar, nhà sản xuất dụng cụ xây dựng và khai khoáng lớn nhất thế giới đang cho rằng Thủtướng Yudhoyono sẽ thành công. Hồi tháng 11 năm ngoái, Caterpillar vừa thông báo sẽ nâng sản xuấtmáy kéo ở Indonesia lên 3 lần và chi 150 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 của mình ởđây.
Nguồn CafeF