Ảnh: Forbes.com
Kinh tế châu Á vẫn sẽ tăng trưởng tốt ngay cả khi chiến tranh thương mại tiếp diễn
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạm ngưng cho đến khi có động thái mới. Cuộc chiến này có thể là một cơn gió ngược lớn đối với Trung Quốc, song với các nước ở khu vực châu Á, tình hình lại có phần thuận lợi. Bởi lẽ, nếu những quốc gia này không được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất thì họ cũng đang được hưởng lợi từ các yếu tố nội tại từ nền kinh tế.
Dự báo, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 6% trong năm nay, lần đầu tiên kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nếu thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ được ký kết vào 15/01 có được những tiến triển tích cực thì thị trường chứng khoán châu Á sẽ được hưởng lợi. Năm 2019, những tin tức xấu liên quan đến cuộc chiến thương mại đã khiến thị trường chứng khoán suy giảm tại nhiều quốc gia.
Từ quan điểm dài hạn, cuộc chiến thương mại khó có thể tác động đến câu chuyện tăng trưởng ở châu Á, ông Simon Weston, giám đốc danh mục đầu tư cao cấp cho thị trường châu Á tại AXA Investment Managers cho biết. Nguyên nhân là do, có nhiều động lực để châu Á tiếp tục nhận được đầu tư, bao gồm dân số trẻ và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.
Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia đã thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia đang tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.
Kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng tốt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Forbes |
Các công ty rời khỏi Trung Quốc không chỉ vì chiến tranh thương mại, mà vì mức lương cũng như chi phí ngày càng cao tại quốc gia này. Thuế quan chỉ đơn giản là khiến việc dịch chuyển diễn ra nhanh hơn, do họ muốn giảm thiểu mức chi phí.
Dự báo, trong năm 2020, phần lớn các khoản đầu tư vào sản xuất vẫn tiếp tục ở châu Á, một phần nhờ vào nguồn lao động giá rẻ, sự tương đồng với Trung Quốc và thị trường nội địa đang phát triển mạnh.
Các nhà phân tích của AXA cho biết, sự tăng trưởng đáng kể của thương mại nội khối cũng khiến châu Á trở nên kiên cường hơn trước sự sụp đổ từ cuộc chiến thương mại.
Một ví dụ về các cường quốc châu Á được hưởng lợi từ thương mại là Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semi (TSMC). TSMC đã trở thành nhà cung cấp linh kiện chính cho các công ty Trung Quốc khi những công ty này đang tìm nhà cung cấp khác trong trường hợp Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt như đã áp dụng với ZTE, Huawei và các công ty công nghệ khác - những người mua chip Mỹ.
TSMC là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp cho Apple và Huawei. Công ty vẫn đang mở rộng. Giá cổ phiếu của họ tăng 159% trong 5 năm qua. Do đó, trong khi cuộc chiến thương mại đang là vấn đề đau đầu với các công ty công nghệ Trung Quốc thì nó lại là một lợi ích cho Taiwan Semi.
Điều này sẽ tiếp tục vào năm 2020 khi Trung Quốc triển khai kế hoạch 5G, Weston nói.
Năm 2019, các công ty châu Á đã giành phần lớn thời gian để điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với cuộc chiến thương mại bằng cách giữ hàng tồn kho cao, và giảm chi phí và vốn đầu tư. Chi phí thấp hơn có thể có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và dòng tiền châu Á trong năm nay nếu tiềm năng tăng trưởng tốt.
Các nhà phân tích của AXA cho biết tăng trưởng doanh thu của các công ty Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng tốc. Các ngành như chất bán dẫn và công nghệ có thể sẽ phục hồi khi theo kịp nhu cầu. Việc này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Mặc dù, trên thực tế căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là một vấn đề đối với châu Á. Song châu Á vẫn có thể phát triển khi tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống dưới 6%.
►Mỹ và Trung Quốc sẽ như thế nào nếu không có thỏa thuận thương mại sơ bộ?
►Việt Nam đang dần thay thế Trung Quốc về xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt vào Mỹ?
Nguồn Forbes