Kinh tế châu Á đã chạm đáy
Chỉ số PMI vừa được công bố trên toàn châu Á cho thấy "những hoạt động chắc chắn hơn trong tháng 10", ông Tim Condon, kinh tế trưởng của ING và giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á của ING cho biết. "Những chính sách tài chính cởi mở từ Mỹ và khu vực châu Âu trong tháng 9 sẽ giúp nhà đầu tư nhiều hơn. Hiệu quả có thể sẽ tới vào quý IV/2012."
Quốc gia được quan tâm nhất là Trung Quốc. Chỉ số PMI sản xuất chính thức của tháng 10 là 50,2, lần đầu tiên sau 03 tháng vượt ngưỡng 50,2 - mức thể hiện sự mở rộng của nền kinh tế.
Chỉ số PMI khác của Trung Quốc được đưa ra bởi HSBC và Markit vẫn nằm dưới ngưỡng 50,2, thể hiện nền kinh tế vẫn thu hẹp. Tuy nhiên con số 49,5 vẫn đạt cao nhất trong 08 tháng gần đây.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới là Ấn Độ cũng có chỉ số PMI tốt khi đạt 52,9 điểm vào tháng 10. Indonesia tăng lên 51,9 từ mức 50,5 của tháng 9.
Hàn Quốc vừa thông báo về tình hình xuất khẩu tăng 1,2% trong tháng 10, lần tăng đầu tiên sau 04 tháng.
Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á là Indonesia cũng chứng kiến mức tăng xuất khẩu mạnh 13,2% trong tháng 9 so với tháng trước. Indonesia cũng đạt thặng dư 550 triệu USD cao hơn so với dự đoán trước đó.
Edward Lee, nhà kinh tế của Standard Chartered tại Singapore nhận định :"Kinh tếchâu Á dường như đã chạm đáy, nhưng chúng ta sẽ không nhìn thấy một sự phục hồi mạnh trong ngắn hạndo môi trường chung của toàn cầu chưa khả quan. Vẫn còn những điểm trũng trong nền kinh tế thế giớivà chúng sẽ ảnh hưởng đến châu Á. Ở một số nơi, chúng ta vẫn đang kêu gọi nới lỏng chính sách tiềntệ, kể cả ở Thái Lan và Hàn Quốc".
Ông Ma Tieying, nhà kinh tế của DBS tại Singapore nhận xét "Đã có những cải thiệndựa theo dữ liệu kinh tế hàng quý, vì thế có cơ sở để nói rằng nền kinh tế đã chạm đáy. Điểm gâythất vọng nhất hiện nay là mức tiêu dùng tư nhân. Để có sự phục hồi thực sự, chúng ta cần thấy đượcsự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu".
Nguồn Khampha