Kim chỉ nam cho tập đoàn kinh tế tại các nước đang phát triển
Ai nấy đều đã nghe nói về Steve Jobs, Bill Gates và Mark Zuckerberg, bỏ đại học khi mới ở lứa tuổi hai mươi để xây dựng những công ty riêng, trị giá hàng tỷ đôla bằng cách vượt xa người khác trong quá trình đổi mới toàn cầu.
Chúng ta cũng từng nghe nói chuyện, nhiều người vừa mới bắt đầu sự nghiệp nhưng những sản phẩm của họ sẵn sàng được mua lại với giá hàng trăm triệu đôla. Đó là Instagram, Skype, YouTube, Tumblr hay gần đây nhất là Waze. Vậy tại sao không mô phỏng chính những thành công này để nói những điều rộng lớn hơn?
Vấn đề nằm ở chỗ, những ví dụ trên đây tương đối đặc thù, tiêu biểu cho những gương mặt thành công nhất trong ngành công nghiệp phần mềm, cho nên sẽ không đủ cho một cái nhìn tổng thể đối với phần còn lại của nền kinh tế.
Công nghiệp phần mềm là ngành độc nhất, bởi có rào cản gia nhập thị trường thấp hơn thông thường và mọi người luôn sẵn sàng tiếp cận một thị trường khổng lồ thông qua Internet. Sự khởi nghiệp thường chỉ xuất phát từ một nhóm những đứa trẻ với một ý tưởng tốt và kỹ năng lập trình. Tất cả những gì chúng cần là chỉ thời gian để viết ra những dòng mã hóa. Sau đó, những “vườn ươm” sẽ cho những nhà khởi nghiệp trẻ không gian, tư vấn pháp lý và cách liên lạc với những khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.
Nhưng sẽ hoàn toàn khác nếu xem xét ngành sản xuất thép, xe hơi, hay nhà máy phân bón, một khu du lịch, bệnh viện, hay một ngân hàng. Đây đều là những tổ chức phức tạp hơn và phải bắt đầu khởi nghiệp từ một quy mô lớn hơn ngay từ đầu. Nghĩa là, đòi hỏi nhiều hơn đầu tư hơn và cần phải tập hợp được một nhóm không đồng nhất bao gồm các chuyên gia có kỹ năng chuyên nghiệp. Thật không dễ để một học sinh bỏ dở đại học có thể trở nên nổi bật trong những lĩnh vực như vậy, do hàng loạt những thiếu sót từ kinh nghiệm, tổ chức và cách tiếp cận nguồn vốn lớn,… luôn là những yêu cầu tiên quyết để thành công.
các ngành sản xuất còn lại trong nền kinh tế.
So với việc phát triển phần mềm, những hoạt động này cũng đòi hỏi nhiều hơn về cơ sở hạ tầng, logistics, luật lệ, chứng nhận, chuỗi cung ứng, và một loạt các dịch vụ kinh doanh khác. Tất cả đều phải được phối hợp từ nhu cầu của các đơn vị nhà nước và đến khu vực tư nhân. Và quan trọng nhất, những hoạt động kinh doanh này mới mang hình hài giống với chiếc lõi của tăng trưởng trong nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp trong những lĩnh vực này sinh sôi nảy nở và có thể làm những gì để kích thích sự hình thành ấy?
Nhưng tiếc rằng, nhiều chính phủ của những nước đang phát triển lại quên mất câu hỏi đó. Chính phủ Chile là một ví dụ. Bị ám ảnh bởi cái gọi là chính sách công bằng, không ưu tiên cho bất kì ngành công nghiệp nào.
Gần đây chính phủ đất nước Nam Mỹ này đã thực hiện, một chương trình với các quy tắc chuẩn hóa nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mới, với tên gọi “Chile khởi nghiệp”.
Mặc dù được thiết kế cho mọi ngành công nghiệp, nhưng chương trình này hầu như chỉ thu hút doanh nghiệp sản xuất phần mềm, đối tượng duy nhất có thể được thành lập trong khuôn khổ của mức hỗ trợ thấp mà chương trình đem lại.
Những ngành công nghiệp khác còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, với vấn đề .
Những quốc gia thiếu khả năng đáp ứng trước nhu cầu tăng trưởng của những ngành công nghiệp, sẽ không thể phát triển những khả năng này, chừng nào những ngành công nghiệp đó chưa xuất hiện. Có một cách để giải quyết vấn đề này là thông qua liên kết dọc. Theo đó, các doanh nghiệp có thể phối hợp các nguồn cung với cầu đối với bất kỳ năng lực mới nào một cách thuận lợi hơn.
Đó là lý do vì sao, các các tập đoàn kinh doanh thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và xuất khẩu. Điều này đặc biệt đúng tại với các quốc gia đang phát triển, nơi có nhiều thị trường đang bị bỏ lỡ và thường xuyên gặp thách thức từ môi trường kinh doanh.
Chaebol của Hàn Quốc và những bài học
Các tập đoàn có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng quản lý và nguồn vốn tài chính vào các ngành công nghiệp mới. Họ có thể bắt đầu mọi thứ ở một quy mô sẽ là không thể đối với một người mới khởi nghiệp.
Hàn Quốc, năm 1963, vẫn là một nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thấp hơn 600 triệu USD (tính theo mức giá hiện tại), sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hải sản và lụa. 50 năm sau, tổng giá trị hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đạt trị giá gần 600 tỷ USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thiết bị điện tử, máy móc, thiết bị giao thông vận tải và các sản phẩm hóa chất.
Sự chuyển đổi này chắc đã không thành công nếu bắt đầu một cách độc lập. Bởi thực tế, tất cả đã được thực hiện thông qua các tập đoàn Chaebol” ở Hàn Quốc. Chẳng hạn như Samsung, từng khởi nghiệp là một công ty thương mại, sau đó chuyển mình để trở thành công ty chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, bán lẻ và sau đó sản xuất các thiết bị điện tử, đóng tàu, cơ khí, xây dựng, hàng không vũ trụ. Chuyển đổi của Hàn Quốc đã được phản ánh trong việc chuyển đổi các công ty hàng đầu của mình.
Tuy nhiên ở nhiều nước đang phát triển, các tập đoàn không đóng vai trò một cách tương xứng. Chẳng hạn như các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, phân phối, bán lẻ và truyền hình. Việc tập trung sản xuất hàng hóa và dịch vụ không mang tính thương mại, khiến cho sản phẩm không thể mang đi xuất nhập khẩu và cũng né tránh luôn môi trường cạnh tranh quốc tế.
Một khi các tập đoàn này chiếm lĩnh thị trường, việc làm sau đó thường là sử dụng kích thước và ảnh hưởng chính trị to lớn để né tránh những đối thủ cạnh tranh, bằng cách đóng cửa giao thương, các tập đoàn cũng tự đánh mất đi cơ hội xuất khẩu của mình.
Thay vì trở thành một chủ thể của sự thay đổi, những tập đoàn kiểu như vậy thường cố gắng ngăn chặn sự biến đổi. Trên thực tế, không ít cuộc tranh luận kinh tế lớn tại Hàn Quốc liên quan đến việc, các chaebol đang kìm hãm làn gió đổi mới bằng cách ngăn chặn đối thủ cạnh tranh bắt tay vào kinh doanh.
Chuyển đổi mô hình sản xuất tại các nước đang phát triển cần được hỗ trợ để dễ dàng thực hiện hơn, chứ không phải một sự cản trở, từ chính các tập đoàn đã “già cỗi”.
Nhưng để đảm bảo sự hỗ trợ trở thành hiện thực, yêu cầu đặt ra là cần phải có chính sách di chuyển hoặc thậm chí bắt buộc tập đoàn “già cỗi” hướng đến các ngành công nghiệp xuất khẩu để có thể phát triển vượt ra khỏi giới hạn của thị trường trong nước vốn thống trị quá lâu.
Để thành công, trên hết các tập đoàn cần sự hỗ trợ từ chính phủ và sự chấp thuận của xã hội. Không tự nhiên mà có, để đánh đổi lại, các tập đoàn cần phải có đóng góp tích cực cho sự phát triển trong lao động, việc làm, xuất khẩu và các khoản thu thuế. Xa hơn, bộ mặt kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ thay đổi.
Đó là những gì cựu Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung-hee (cha của Tổng thống đương nhiệm, bà Park Geun-hye) đã gây áp lực lên các chaebol trong đầu những năm 1960. Và đó là con đường mà chính phủ của bà Park Geun-hye và xã hội dân sự ở các nước đang phát triển ngày nay, cần yêu cầu các tập đoàn tại đất nước mình nên đi theo.
Nguồn Dân Việt