Báo cáo chính thức vừa được công bố của Brazil cho thấy, trong tháng 3, sản lượng công nghiệpcủa nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La tinh này đã tăng trưởng âm 0,35%, trái ngược với mức kì vọngtăng trưởng 0,4 - 0,5% mà các nhà kinh tế đã đưa ra trước đó.
Với kết quả này, Brazil trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng chậm thứ 2 trong số 20 nướcchâu Mỹ La tinh, chỉ đứng trên Argentina.
Với tình trạng trì trệ của nền sản xuất, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này chỉ tăngkhiêm tốn 1,1% trong quý 1/2012, thay đổi không đáng kể so với mức tăng 1% trong quý cuối năm2011.
Tính chung cả năm 2011, tăng trưởng GDP của Brazil chỉ đạt 2,7%, bằng 1/3 so với mức tăngtrưởng 7,5% của năm trước đó.
Nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La tinh, lớn thứ 6 thế giới, đồng thời là một trong 4 cường quốckinh tế mới nổi trên thế giới (cùng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ) và từng được coi là động lực quantrọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu hầu như đã đình trệ trong 3 - 4 quý gần đây.
Với các số liệu trên, báo cáo vừa công bố cho thấy sự thất bại của chính phủ Brazil trong việcthực thi các biện pháp kinh tế nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.
Chính quyền Tổng thống Dilma Rousseff đã đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trongnước như hạ lãi suất 0,75 điểm phần trăm, xuống còn 9% hôm 18/4 và thực thi đồng loạt nhiều chínhsách hỗ trợ khác. Tuy nhiên, có lẽ chính quyền Tổng thống Rousseff cần phải hành động quyết liệthơn để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức chấp nhận được.
Đồng nội tệ của quốc gia châu Mỹ La tinh này cũng vì thế mà liên tục mất giá so với USD. Trongtuần vừa qua, có lúc đồng real giao dịch trên mức 2 USD lần đầu tiên trong vòng 3 năm.
Đáng lưu ý, những thách thức đối với đồng real của Brazil không chỉ đến từ nội bộ nền kinh tếmà còn đến từ thị trường nước ngoài khi mối đe dọa từ nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đã vượt ra ngoàibiên giới quốc gia này.
Cùng với Brazil, các nền kinh tế mới nổi khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang bộc lộ nhiều yếuđiểm. GDP quý 1 của Trung Quốc chỉ đạt 8,1%, chậm lại đáng kể so với mức tăng trưởng 8,9% của quýcuối năm 2011. Các nhà kinh tế tại Bloomberg dự đoán tăng trưởng GDP quý 2 của nước này thậm chícòn xuống dưới mức 8% trước khi phục hồi trở lại 8,3% trong quý 3.
Tăng trưởng GDP của Ấn Độ cũng gây thất vọng khi chỉ đạt 6,1% trong quý cuối năm 2011, mứctăng chậm nhất trong 3 năm và thực sự đáng lo ngại nếu so sánh với mức tăng trưởng hơn 8% của nămtrước đó. Báo cáo về tình hình tăng trưởng kinh tế quý 1/2012 của Ấn Độ chưa được côngbố.
Sự chững lại của nền kinh tế có thể sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách tiếp tục hạ lãisuất trong cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong tháng 5 này. Các nhà kinh tế dự đoán Ngân hàngTrung ương Brazil sẽ hạ lãi suất xuống mức 8,5%, mức thấp nhất trong 15 năm để thúc đẩy tăng trưởngnội địa.