Kích thích kinh tế mới của Trung Quốc gây lo ngại
Lo ngại dấy lên sau khi hàng loạt dự án được phê duyệt trong vòng hai tuần kể từ khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kêu gọi các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Trong khi Bắc Kinh tuyên bốkhông có ý định kích thích kinh tế quy mô lớn như hồi 2008, dòng vốn củaTrung Quốc vẫn có một sự chuyển dịch rõ ràng.
Trong 2 tuần vừa qua, trongnỗ lực cứu vớt nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các dự áncơ sở hạ tầng cùng với việc tuyên bố một loạt các chương trình từ tài trợ đếntái cải cách chính sách thuế với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong các năm qua, Bắc Kinhđã đưa ra nhiều khuyến khích để tăng tiêu dùng hộ gia đình và tái cân bằng nền kinh tế vềhướng người tiêu dùng. Như người dân ở vùng nông thôn trong vài năm qua đã được hỗ trợ để mua phương tiện giao thông cũng như các hàng hóa khác như ti vi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại di động...
Đồng thời, người dân thành thị cũng được hưởng lợi từ chính sách thuế thấp đối với ôtô có lượng khí thải ít. Chính phủ Trung Quốc cũng đã công bố hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội qua việc tăng chi tiêu cho y tế, lương hưu và chi trả cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Các biện pháp này nhằm làm cho các gia đình bớt lo ngại về việc ai sẽ chi trả cho các chi phí về lương hưu và y tế trong tương lai, qua đó khuyến khích người tiêu dùng tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn.
Tuy nhiên những nỗ lực ở hiện tại dường như mang lại lợiích cho lĩnh vực công nghiệp hơn.
Số dự án đề xuất bởi chủ tịch tỉnhZhanjiang được thông qua trong 4 tháng đầu năm nay đã gấp đôi so với cùng kỳnăm ngoái, cho thấy sự phê duyệt vội vã vào những tháng cuối năm 2011.
Bắc Kinh cũng bí mật sử dụng ngân sách,chi tiêu của chính phủ trung ương trong 4 tháng đầu năm nay tăng 27% so vớicùng kỳ năm ngoái, tốc độ chi tiêu tăng nhanh gấp đôi tốc độ thu ngân sách.
Các lĩnh vực như năng lượng mặttrời, thủy điện, nước, đường sắt, thép, năng lượng hạt nhân và năng lượng sạchđều đã được đề cập đến trong các tuyên bố chính thức gần đây nằm trong danh mụccác lĩnh vực cần được thúc đẩy.
Mặc dù động lực cho mỗi lĩnh vực có sự khác nhau, các nhà kinh tế vẫn lo ngại rằng dòng tiền mới ồ ạt bơm vào nền kinh tế có thể bóp méo thị trường ở các lĩnh vực chủ yếu do nhà nước kiểm soát.
Thép là một ví dụ rõ ràng nhất. Saukích thích vào năm 2008, cầu về thép của Trung Quốc tăng vọt cùng với giá quặngsắt và nhu cầu về các loại nguyên liệu thô khác. Nhưng sự bùng nổ nhu cầu đó đãdẫn đến tình trạng quá tải.
Trong quý I năm nay, lợi nhuận của các công tythép nhà nước Trung Quốc giảm 68% so với năm ngoái và nhiều nhà máyxí nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước đang hoạt động ở tình trạng lỗ.
Bất chấp tình trạng tồi tệ trên, 2tuần trước nhà nước quyết định đầu tư thêm hàng tỷ đô la vào các nhà máy mới. Việclàm này không khỏi khiến nhiều người lo ngại rằng mặc dù nó có thể kích thích sựphát triển trong ngắn hạn nhưng sẽ lại làm tình trạng tồi tệ hơn trong dài hạn.
Hầu hết các dự án được thông qua gầnđây đã “nằm chờ” trong vài năm để xin được con dấu thông qua từ chính phủ trướckhi đưa vào hoạt động.
Các dự án được phê duyệt gần đây bởi Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc bao gồm rất nhiều dự án về sân bay đã được lên lịch trong kế hoạch phát triển 5 năm của chính phủ.
Có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cốgắng không vượt quá các kích thích 2008. Các chính sách mới hiện nay bao gồm tăng tàitrợ cho các hộ gia đình và hỗ trợ mua xe hơi mới, cả hai đều nhằm kích thíchtiêu dùng. Các nhà hoạch định chính sách cũng cố gắng mở rộng hơn con đường cho đầu tưtư nhân trong các lĩnh vực năng lượng và ngân hàng, các lĩnh vực trước đây luôndo các công ty nhà nước nắm giữ.
Nhưng người hoạt động trong các lĩnhvực chẳng hạn như lĩnh vực thép nhận định rằng, cũng giống như các kích thích2008, bên thu được nhiều lợi ích nhất từ sự thay đổi chính sách này sẽ vẫn là cáccông ty nhà nước.
Nguồn FT/DVT