Khủng hoảng thị trường mới nổi đã trở lại và tệ hơn?
Sự bình yên của thị trường ngày càng bất định khi đối mặt với hết khó khăn này sang khó khăn khác.
Ví dụ, thị trường thế giới đang dần hình thành của "Fragile Five" (nhóm 5 nước dễ đổ vỡ), một nhóm các nước bị ảnh hưởng nặng nề khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu vào năm 2013. Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, 5 nước này có đồng tiền mất giá mạnh, thâm hụt tài khoản vãng lai cao và bất ổn chính trị.
Ông Trump và đồng USD - hai nguyên nhân khiến các thị trường lao đao. |
Sự sụt giảm giá cả hàng hóa và lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực lên các nền kinh tế này. Tuy nhiên, các nước này đã có sự phục hồi như ở Ấn Độ và Indonesia, sự thay đổi trong chính phủ đã dẫn đến cải cách chính trị và kinh tế. Các nhà đầu tư bắt đầu lại tiếp tục đổ vốn vào các thị trường này.
Nhưng thị trường đang cảm thấy một điều tồi tệ vốn đã xảy ra trong quá khứ. Điều này là do đồng USD mạnh hơn, căng thẳng leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc hoặc lãi suất tăng ở Mỹ, lần này cuộc khủng hoảng dường như đã bước vào một giai đoạn mới.
Thiệt hại có thể đang lan rộng. Cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm các quốc gia trên toàn cầu - từ các nền kinh tế ở Nam Mỹ, đến Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số nền kinh tế lớn hơn ở châu Á, như Ấn Độ và Trung Quốc.
Một số quốc gia này đang chứng kiến tiền tệ của họ giảm xuống mức kỷ lục, lạm phát cao và thất nghiệp, và trong một số trường hợp, căng thẳng leo thang với Hoa Kỳ.
Tuần trước, Argentina tiếp cận Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho một khoản vay khẩn cấp là một cú sốc cho thị trường. Quốc gia này đã chứng kiến đồng tiền giảm hơn 50% so với đồng USD và lãi suất của nó tăng thêm 60%. Trong khi đó, đà bán tháo do tranh chấp đang diễn ra giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã không chỉ khiến đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức thấp kỷ lục, mà còn lan sang các tài sản toàn cầu khác. Đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ đã mất 40% giá trị trong năm nay, phần lớn là do chính sách không thân thiện của Tổng thống Erdogan.
Các thị trường mới nổi cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nợ nần và đồng USD mạnh hơn làm cho họ khó khăn hơn để trả nợ này. Số liệu mới nhất từ Viện Tài chính Quốc tế cho thấy nợ ở các thị trường mới nổi bao gồm Trung Quốc tăng từ 9 nghìn tỷ USD năm 2002 lên 21 nghìn tỷ USD năm 2007 và cuối cùng lên tới 63 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Chỉ số MSCI Emerging Markets giảm gần 9% kể từ đầu năm.
Nhà đầu tư rơi vào một tình thế khó xử là liệu có nên duy trì đầu tư trong các nền kinh tế mới nổi hay lùi lại một bước. Mặc dù rủi ro cao hơn mang lại lợi nhuận cao hơn, các điều kiện cơ bản của thị trường trong bối cảnh hiện tại có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, lãi suất tăng ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác có thể khiến các nhà đầu tư quay trở lại thị trường phát triển.
Nguồn CNBC