Thứ Hai | 24/12/2012 07:31

Khủng hoảng tài chính 2013 sẽ tồi tệ hơn Đại suy thoái?

Thị trường trái phiếu có nguy cơ bùng vỡ bong bóng và dẫn đến sụp đổ tài chính vào năm 2013.
Chuyên gia dự báo kinh tế của Trends Research, ông Gerald Celente, dẫn nghiên cứu của Paul Craig Roberts - một cựu quan chức Bộ tài chính Mỹ cảnh báo, các thị trường trái phiếu đang rơi vào tình trạng bong bóng nghiêm trọng và sẽ bùng vỡ vào năm 2013 và dẫn đến sụp đổ tài chính vào năm 2013.

Cựu thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ Roberts, dưới thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan cho rằng, sự sụp đổ của thị trường trái phiếu năm 2013 sẽ gây nên một thảm họa tài chính thậm chí tồi tệ hơn Đại suy thoái những năm 1930.

Lãi suất ở các thị trường bắt đầu có xu hướng tăng khi các ngân hàng trung ương không thể suy trì lãi suất gần 0 trong thời gian quá lâu và đến một thời điểm nào đó sẽ khiến bong bóng thị trường trái phiếu bùng vỡ.

Đại suy thoái là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 /10/1929 (còn được biết đến như Thứ Ba đen tối).

Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Đại suy thoái bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.

Nguyên nhân khủng hoảng được cho là bắt nguồn từ sự can thiệp của chính phủ Mỹ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, đẩy thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro quá mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.

Nguồn BI/Khampha


Sự kiện