Khủng hoảng nợ Hy Lạp qua 6 biểu đồ
Xứ sở của các vị thần thoại đang gặp phải nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Bloomberg tóm tắt những khó khăn mà Hy Lạp đang đối mặt trong 6 biểu đồ dưới đây:
IMF sẵn sàng giải cứu nhưng eurogroup thì không. Kinh tế trưởng IMF Oliver Blanchard đã tóm tắt thế bế tắc giữa Hy Lạp và các chủ nợ trong biểu đồ dưới đây. Đường đứt đoạn lad dự báo về GDP của Hy Lạp.
Cuối năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của độ tuổi 20-29 tăng mạnh, dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội.
Trong bối cảnh khủng hoảng Hy Lạp leo thang, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu châu Âu (ECB) Mario Draghi đã cố gắng giữ thái độ chính trị trung lập. Nếu không có đột biến về sự lây lan ảnh hưởng xấu hoặc Hy Lạp và chủ nợ không tìm được giải pháp, ông Draghi không thể tung ra gói giải cứu.
Việc áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn đã được đánh tín hiệu từ trước. Nhiều người đã nhận thấy điều này và chuyển tiền gửi ngân hàng thành tiền mặt. Các biện pháp kiểm soát vốn là bước đầu tiên để chuyển sang một đồng tiền mới.
Hy Lạp là một nền kinh tế khá khép kín. Điều này đồng nghĩa rằng đồng nội tệ mất giá sẽ ngay lập tức khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt. “Phá giá đồng tiền sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh, nhưng với ngành xuất khẩu tương đối nhỏ, kinh tế Hy Lạp sẽ không được hưởng lợi bao nhiêu”, Jamie Murray, kinh tế trưởng tại Bloomberg Intelligence cho biết.
Target2, hệ thống chuyển tiền giữa các ngân hàng trung ương khu vực eurozone, cho thấy sự mất cân bằng trầm trọng trong khu vực. Theo bài báo của Paul De Grauwe và Yuemei Ji back năm 2012, Target2 "chỉ là chương trình tái đóng gói rủi ro bằng cách tích lũy thặng dư tài khoản vãng lai”. Trong trường hợp eurozone tan vỡ, người Đức sẽ mất rất nhiều.
Nhật Trường
Nguồn Bloomberg