Thông điệp và bức vẽ vì hòa bình ở Ukraine do học sinh một trường tiểu học ở Rome thực hiện. Ảnh: Matteo Nardone

 
Nguyên Hồ Thứ Hai | 25/04/2022 07:30

Khủng hoảng năng lượng: Ý cấm người dân mở điều hòa dưới 25​​°C, mức phạt lên đến 3000 USD

Chính phủ đưa ra những giải pháp nhằm giúp đất nước ngăn chặn tình trạng thiếu hụt khí đốt, đồng thời ký thỏa thuận khí đốt với Angola.

Trường học và các tòa nhà công cộng khác ở Ý sẽ bị cấm bật điều hoà (dưới bất kỳ chế độ nào) thấp hơn 25​​°C kể từ tháng 5, theo một kế hoạch nhằm giúp quốc gia tránh khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng, tác động bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Sáng kiến ​​phân bổ năng lượng mới này được đưa ra sau khi Ý ký thỏa thuận tăng cường bán khí đốt cho quốc gia Nam Phi Angola.

Các bộ trưởng Ý cũng tuyên bố sẽ gia tăng ký kết để tạo thêm các liên doanh khí đốt, củng cố xuất khẩu cho Ý. Đồng thời, họ đã đến Trung Phi để tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế cho Nga, nơi Ý nhập khẩu khoảng 45% khí đốt tự nhiên cho nước nhà.

Một cuộc tranh luận về việc tiêu tốn năng lượng thông qua điều hòa nhiệt độ đã nổ ra, sau khi một quan chức nói rằng người Ý phải “hi sinh" điều hoà để đổi lấy hòa bình ở Ukraine. 

hủ tướng đương nhiệm của nước Ý, ông Mario Draghi.
hủ tướng đương nhiệm của nước Ý, ông Mario Draghi.

"Chúng ta muốn có hòa bình hay chúng ta muốn bật điều hòa không khí?" Thủ tướng đương nhiệm của nước Ý, ông Mario Draghi nói vào đầu tháng 4, sau khi cam kết rằng Ý sẽ tuân thủ nều EU quyết định áp đặt lệnh cấm vận đối với khí đốt của Nga.

Các quy tắc sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/05 và có hiệu lực cho đến ngày 31/03 năm sau, với quy định hệ thống sưởi trong các tòa nhà công cộng vào mùa đông không được phép vượt quá 19°C. Vẫn chưa rõ biện pháp này sẽ được thực thi như thế nào, nhưng các thanh tra của Bộ Lao động sẽ tìm các biện pháp kiểm soát, những trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 500-3.000 €. Biện pháp này không áp dụng cho các bệnh viện nhưng các hộ gia đình có lẽ sẽ sớm thành “mục tiêu".

Bộ trưởng Hành chính công, ông Renato Brunetta cho biết sáng kiến ​​do Phong trào Năm Sao đưa ra là một dấu hiệu “tích cực” và sẽ tiết kiệm 2-4 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm. Khoảng 57% chi phí năng lượng của một tòa nhà văn phòng công cộng đến từ việc kiểm soát nhiệt độ.

Bà Angela Masi, một chính trị gia của Phong trào Năm Sao, cho biết: “Đúng là cơ quan hành chính nhà nước đang nêu gương tốt, cắt giảm lãng phí và nâng cao nhận thức của người dân về việc hợp lý hóa tiêu dùng. Đó là một cách đơn giản để đóng góp và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt. "

Sau khi đến Algeria vào tuần trước để thực hiện một thỏa thuận khí đốt, Ông Draghi đã buộc phải hủy các chuyến đi đến Angola và Cộng hòa Congo sau khi bị dương tính với COVID-19. Thay vào đó, ông cử ngoại trưởng Luigi Di Maio và bộ trưởng chuyển đổi sinh thái Roberto Cingolani đi thay.

Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đạt được thỏa thuận tăng cường nhập khẩu khí đốt thông qua đường ống Địa Trung Hải từ Algeria. Ảnh: AP.
Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đạt được thỏa thuận tăng cường nhập khẩu khí đốt thông qua đường ống Địa Trung Hải từ Algeria. Ảnh: AP.

Trong một cuộc phỏng vấn ông Draghi nói: “Chúng tôi không muốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga nữa, bởi không thể để sự phụ thuộc kinh tế trở thành sự phụ thuộc chính trị. Đa dạng hóa nguồn khí đốt không phải là điều bất khả thi và có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn - nhanh hơn chúng ta tưởng tượng. ”

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc nói không với năng lượng Nga có thể sẽ gây thiệt hại không nhỏ đối với các nước châu Âu.

Có thẻ bạn quan tâm:

 Nga chuẩn bị hồ sơ pháp lý để "rã đông" 600 tỉ USD dự trữ ngoại hối

Nguồn The Guardian