Thứ Bảy | 01/03/2014 08:10

Khủng hoảng kinh tế chính trị Ukraina sẽ còn tiếp diễn

Chính phủ mới lên ở Kiev không đảm bảo chấm dứt được khủng hoảng kinh tế chính trị Ukraina, với nguy cơ vỡ nợ vẫn còn đó và bất ổn ở Crimea.

Khả năng vỡ nợ của Ukraina đang đè nặng lên nền kinh tế

Ukraina đã thay thế thống đốc ngân hàng trung ương trong quátrình vật lộn chặn đứng chuyện vỡ nợ. Trong lúc đó, Nga thể hiện phê phán về tínhhợp pháp của chính quyền lâm thời.

Chính phủ lâm thời ở Kiev nói cần 35 tỉ cứu trợ tài chínhkhi EU và Mỹ cam kết hỗ trợ cho chế độ mới. Bộ Ngoại giao Nga nói phe đối lập lậtđổ Tổng thống Yanukovich đã phá bỏ hòa ước 21/2 và đẩy nước này lên con đường dẫntới “những chính sách độc tài và khủng bố.”

Các nhà lập pháp đã bổ nhiệm ông Stepan Kubiv cựu chủ tịch củangân hàng Kredobank VAT đặt lại Lviv vào ghế thống đốc ngân hàng trung ương saukhi bỏ phiếu sa thải ông Ihor Sorkin. Cơ quan tiền tệ Ukraina tháng này đã tiếnhành kiểm soát dòng vốn để chặn đà mất giá của đồng hryvnia sau khi chạm đáy nămnăm so với USD. Ông Kubiv lập kế hoạch mời một phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tếIMF , theo tin của thông tấn xã nhưng không cho biết chi tiết hơn.

Xung đột biểu tình ở Kiev đã chấm dứt nhưng bất ổn kinh tế vẫn còn đó
Xung đột biểu tình ở Kiev đã chấm dứt nhưng bất ổn kinh tế vẫn còn đó

“Các thách thức kinh tế và chính trị đang đặt ra trướcUkraina là khổng lồ,” theo Lubomir Mitov, trưởng kinh tế gia của ban châu Âu mớinổi thuộc Học viên Tai chính Quốc tế IIF, đại diện cho hơn 400 tổ chức toàn cầu,trả lời phỏng vấn qua điện thọai. “Để tránh có một vụ sụp đổ hoàn toàn trong mấytuần tới, Ukraina cần có tiền ngay lập tức.”

Khi tổng thống được Nga ủng hộ Yanukovic đang bỏ chạy trướclệnh truy nã, các khoản chi trả tiếp theo trong gói cứu trợ 15 tỉ USD của Nga đãngừng lại. Để thay cho nó là mộtgói cứutrợ quốc tế đang được đàm phán.

Cứu trợ quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cam kết Hoa Kỳ sẽ cung cấp khỏancho vay được đảm bảo trị giá 1 tỉ USD. Hoa Kỳ cũng sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệQuốc tế và các tổ chức quốc tế khác đểcung cấp tiền

Khoản đảm bảo của Hoa Kỳ có thể tăng cường hỗ trợ ban đầu vìcác đề nghị trợ giúp gửi tới IMF trước đây đều dẫn tới đàm phán kéo dài với lãnhđạo Ukraina e ngại các đòi hỏi thắt lưng buộc bụng của chủ nợ đưa ra. Ông Kerrynhấn mạnh tầm quan trọng của cứu trợ nhanh “chúng ta vẫn chưa biết rõ toàn cảnhkhủng hoảng họ đang phải đối mặt, dù chỉ biết là rất nguy cấp.”

Theo Vụ trưởng Tài chính Ngoại giao Nga, hiện chưa có đàm phánquốc tế đa phương nào về gói cứu trợ tài chính cho Ukraina. Ông Sergei Storchakcho biết bất cứ đàm phán nào đang diễn ra đều ở mức một quốc gia, và vẫn chưa cóhội nghị chuyên gia cấp cao tầm quốc tế nào nhóm họp về tinh hình này, mặc dùkhủng hoảng tài chính Ukraina đang rất cần được giải quyết nhanh.

Ukraina cần ngay 35 tỉ USD cho tài khóa năm nay và 2015 nếukhông sẽ vỡ nợ.

Các vấn đề kinh tếtrong nước

Rối loạn chính trị và khủng hoảng kinh tế khiến rủi ro cho cáchoạt động kinh tế ở Ukraina tăng lên.

Các ngân hàng Nga chiếm 12% thị phần Ukraina đã ngừng cung cấptín dụng mới cho doanh nghiệp và cá nhân, ngoại trừ các tổ chức có nền tảng tàichính tốt.

Kế hoạch thăm dò Biển Đen của Exxon
Kế hoạch thăm dò Biển Đen của Exxon

Các tập đoàn dầu khí như Exxon, Shell và Chevron có thể phảixem xét lại khả năng hút dầu ở lãnh thổ Ukraina. Shell dự kiến khoan tối đa 15giếng trong năm năm tới để đánh giá tiềm năng vựa dầu Yuzivska kéo dài ơn 8000 km vuông ở đôngUkraina. Chevron có thỏa thuận tương tự ở vựa Oleska. Exxon đã gần ký được thỏathuận khoan thăm dò ở vùng Skifska ở Biển Đen của Ukraina, nhưng phải ngưng lạivì bất ổn chính trị. Nhưng ngay cả khi thăm dò có kết quả, khả năng mở rộng sảnxuất diện rộng cũng phải mất vài năm. Đấy là chưa kể tới môi trường kinh tế chínhtrị trong nước phải ổn định cho điều đó xẩy ra.

Nhu cầu dầu và khí ở Ukraina là khổng lồ, dù phải dựa hơn 50% vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga. Các nhàmáy thép và công xưởng vũ khí từng là trung tâm công nghiệp của Liên Xô hiện đangtiêu thụ nhiều khí đốt hơn cả Pháp. Thêm vào đó, hệ thống ống dẫn từ thời LiênXô chuyên chở một nửa lượng nhiên liệu xuất khẩu của Nga sang châu Âu.

Dầu và khí đốt là một phần quan trọng trong các công cụ kinhtế Nga dùng để gây sức ép với Ukraina. Nga đã hai lần cắt nguồn cung từ năm2006 tới nay và bán Ukraina giá cao hơn các khách hàng châu Âu. Trong khủng hoảngUkraina gần đây, Nga đã đàm phán giảm giá bán cho Ukraina để hỗ trợ tổng thốngYanukovich. Thủ tướng Nga Medvedev đã cam kết thỏa thuận đó sẽ vẫn có hiệu lựccho tới khi nó hết hạn vào cuối tháng Ba, dù là ông Yanukovich đã bị phế truấtvà đang phải trốn lệnh truy nã.

Tuy vậy, Ukraina vẫn giảm lượng nhập khẩu từ Nga do với lýdo thời tiết và khả năng thanh tóan. Theo nguồn tin Reuters, Naftogaz củaUkraina đã cắt mức nhập khẩu Nga còn 28 triệu mét khối mỗi ngày hôm 24/2 so vớimức 147 triệu trước kia. Kiev đã khoản nợ khí gas 1,68 tỉ USD cho Nga hôm 24/2từ mức tổng nợ 3,3 tỉ USD của 2 năm 2013-2014.

Chia rẽ chính trị nộibộ

Ở Ukraina, khủng hoảng chính trị đã làm phân cực môi trườngchính trị giữa miền tây và miên trung giáp giới EU với miền đông và nam giáp giớiNga. Miền đông có nhiều người gốc Nga và nói tiếng Nga nhiều hơn, trong khi cácvùng còn lại nói tiếng Ukraina nhiều hơn.

Tương phản với cảnh người biểu tình lật đổ tượng Lenin ở nhiều nơi trên cả nước là cuộc biểu tình 2000 người ủng hộ quan hệ thân Nga ở thànhphố Odessa miền Nam. Cũng ở miền nam, tại thành phố Kerch, người biểu tình đãthay thế cờ Ukraina bằng cờ Nga và cờ Crime ở văn phòng thị trưởng. Người biểutình Sevastopol đã bầu Alexei Chaly, doanh nhân Nga, làm thị trưởng lâm thời vàtập hợp quanh văn phòng thị trưởng để đảm bảo ông nhậm chức đúng lịch.

Biểu tình của phong trào thân Nga ở cảng Sevastopol cuối tháng 2, 2014 (AP).
Biểu tình của phong trào thân Nga ở cảng Sevastopol cuối tháng 2, 2014 (AP).

Bán đảo Crimea được chuyển giao năm 1954 từ Nga sang UkrainaSô-viết và là vùng duy nhất trong cả nước có tỉ lệ dân gốc Nga chiếm đa số.Tinh thần chung vùng này là chống lại chính quyền mới ở Kiev với nhiều chính sáchmới họ rất ghét, trong đó có việc củng cố tầm quan trọng của tiếng Ukraina, vốnkhông phải là tiếng mẹ đẻ của đa số dân địa phương.

Bán đảo này là điểm nóng mới của khủng hoảng chính trịUkraina, với khả năng xung đột giữa lực lương an ninh chính phủ và phong tràobiểu tình ly khai có thể bùng nổ nếu lực lượng chính phủ mạnh tay. Hơn nữa, đốivới hơn 1 triệu người gốc Nga ở Crimea, khả năng yêu cầu Kremlin can thiệp quânsự với họ không phải là điều đáng ngại.

Tóm lại, việc chính phủ mới có được bầu lên ở Kiev hay chưakhông đảm bảo dấu chấm hết cho khủng hoảng chính trị kinh tế Ukraina.

Nguyễn Gia Thái

Nguồn Bloomberg, Reuters/Dân Việt


Sự kiện