Thứ Hai | 04/11/2013 19:19

Khủng hoảng dừa ở Đông Nam Á

Sản lượng dừa ở khu vực châu Á Thái Bình Dương là khoảng 40 quả/cây/năm so với mức tiềm năng là 70-150 quả/cây/năm.
Ngành trồng dừa của châu Á, một trong các ngành kinh tế quan trọng của các nước châu Á như Philippines và Ấn Độ, đang phải đối mặt với khủng hoảng do năng xuất sụt giảm ảnh hưởng thời nguồn thực phẩm và thu nhập của hàng triệu người.

Theo tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), sản lượng dừa hiện đã không thể đáp ứng được nhu cầu toàn cầu đang tăng nhanh.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng 85% sản lượng toàn cầu về thực phẩm, nhiên liệu, xà phòng và mỹ phẩm. Theo tổ chức Asian and Pacific Coconut Community, cứ 5 người thì có 1 người sống phụ thuộc vào nghề trồng dừa tại Philippines, một trong 3 quốc gia có sản lượng dừa lớn nhất thế giới. Tổ chức này dự đoán việc tăng sản lượng dừa sẽ đem lại lợi ích cho hàng triệu hộ gia đình.

Một nông dân đang thu hoạch dừa ở thành phố Legazpi, Bicol, Philippines
Một nông dân đang thu hoạch dừa ở thành phố Legazpi, Bicol, Philippines

Theo ước tính của FAO, sản lượng dừa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khoảng 40 quả/cây/năm so với mức tiềm năng là 70-150 quả/cây/năm. Tổ chức này khuyến cáo nên trồng mới lại dừa sau khoảng thời gian là 60 năm.

Sản lượng dừa năm ngoái của Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á, là 17 tỷ quả, Philippines là 15,2 tỷ quả. Diện tích đất trồng dừa trên toàn thế giới là 12,3 triệu hecta, cho thu hoạch 64,3 tỷ quả.

Một khách hàng đang kiểm tra dừa tại chợ bán buôn tại Mumbai, Ấn Độ
Một khách hàng đang kiểm tra dừa tại chợ bán buôn tại Mumbai, Ấn Độ

Dù ngành dịch vụ và sản xuất là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế. Theo ngân hàng thế giới World Bank, năm ngoái nông nghiệp chiếm tới 17% GDP của Ấn Độ. Năm 2011, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 15% GDP của Inđônêxia và 13% GDP của Philippines. Theo ước tính của FAO, ngành công nghiệp dừa có thể chiếm tới 5% GDP của Philippines.

Philippines hiện đang trồng 340 triệu cây dừa trên 26% diện tích đất nông nghiệp, với năng suất 43 quả/cây/năm. Trong 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu dừa của nước này tăng 10% lên 1 tỷ USD. Dừa là sản phẩm nông nghiệp đem lại nhiều giá trị xuất khẩu nhất cho Philippines.

Theo ủy ban phát triển dừa, bộ nông nghiệp Ấn Độ, Kerala là nhà sản xuất dừa số 1 Ấn Độ, tiếp theo là Tamil Nadu, Karnatak và Andhra Pradesh. Kerala hiện đang tiến hành chương trình thử nghiệm thay thế các giống dừa cũ bằng giống dừa mới có năng xuất cao hơn.

Ông Ghoes, công ty Kerala, cho biết "Chúng tôi đang loại bỏ các cây già và bị bệnh và trồng mới dừa". "Năm ngoái, chúng tôi gặp nhiều khó khăn về giá, người nông dân không bán được dừa với giá cao. Năm nay sẽ là một năm tốt cho người nông dân do sản lượng giảm và nhu cầu tăng."

Không phải nông dân các nước trong khu vực đều gặp khó khăn. Theo Tran Van Hung, phó giám đốc phòng nông nghiệp tỉnh Bến Tre, nông dân ở đây không gặp vấn đề gì với các cây dừa già. Sản lượng dừa ổn định ở mức 100 quả/cây/năm ở phần lớn các khu vực trồng dừa, cao hơn so với mức 60 quả/cây/năm của vài năm trước đây. Nguyên nhân là do giá dừa tăng và người nông dân tăng cường sử dụng phân bón.

Người nông dân Thái Lan đang ngồi bên cạnh đống dừa mới thu hoạch ở Rang Muai Chan, tỉnh Rat Buri
Nông dân Thái Lan ngồi trên đống dừa mới thu hoạch ở Rang Muai Chan, tỉnh Rat Buri

Tuần trước, FAO tổ chức hội thảo tư vấn về năng suất dừa ở Bangkok được với sự tham dự của các đại biểu đến từ 15 quốc gia bao gồm 3 nước trồng dừa lớn nhất. Theo thứ trưởng bộ nông nghiệp và hợp tác Thái Lan, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tăng sản lượng dừa.

Theo Romulo Arancon, giám đốc điều hành tổ chức Asian and Pacific Coconut Community, giống dừa mới có thể bắt đầu cho quả sau 2 hoặc 3 năm. Việc trồng mới dừa và cải tiến các biện pháp canh tác nông nghiệp có thể đưa sản lượng dừa từ 50 quả/cây/năm lên 100 quả/cây/năm chỉ sau vài năm. Theo ước tính của ông Arancon, một cây dừa trưởng thành có thể cho thu hoạch 400 quả/năm.

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Sự kiện