Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn: Thời chưa xa, người chưa cũ
Mới cách đây vài ngày, UBS - ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ đã phải chấp nhận nộp khoản tiền phạt lên đến 885 triệu USD cho chính quyền Mỹ để khép lại các cáo buộc bán chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản kém chất lượng. Thực chất, đây là hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn từ những năm chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều này kéo theo hiện tượng "các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vì họ tin rằng, chính quyền trung ương sẽ cứu họ nếu bong bóng vỡ."
Hiện nay, ngân hàng ngầm trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Sự xuất hiện rất tự nhiên, là kết quả của sự áp chế tài chính của chính quyền trung ương.
"Ngân hàng ngầm bao gồm tất cả mọi thứ từ cho vay nặng lãi tới đầu tư sản phẩm có thu nhập cố định (fixed-income), được bán ra bởi các ngân hàng và công ty bảo hiểm cho công chúng", ông Robert giải thích.
Ông cũng chỉ ra rằng, ngân hàng ngầm thực sự cất cánh vào năm 2009, khi các ngân hàng đều được yêu cầu tài trợ tài chính cho những chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và đầu tư:
"Chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức bán chính phủ khác đã vay số vốn hàng nghìn tỷ USD để xây dựng mọi dự án, tạo ra lạm phát cao và khiến cho đồng nhân dân tệ giảm giá trong thời gian này."
Lạm phát cao và tiền tệ mất giá là một giai đoạn ngắn mà bất kì nền kinh tế nào cũng phải trải qua, kể cả nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ngân hàng ngầm là một phiên bản của cho vay dưới chuẩn tại Trung Quốc, có thể bùng nổ và gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc.
Đáng lẽ mức lãi suất cho vay ở 9%, những đột nhiên xuất hiện những khoản cho vay chỉ với lãi suất 5%. Như vậy, các ngân hàng truyền thống đã hạ thấp tiêu chuẩn cho vay cần thiết và thấp hơn các khoản cho vay cơ bản và hoạt động cho vay dưới chuẩn ngày càng trở thành những khoản cho vay vô trách nhiệm. Đó là nguyên nhân thực sự của vấn đề kinh tế nghiêm trọng nhất hiện nay tại Trung Quốc.
Thử so sánh với những gì đã diễn ra tại Mỹ năm 2008. Ông Robert đã dẫn chứng bằng một con số đáng sợ: "Quy mô các khoản cho vay tại Trung Quốc là khoảng 5 nghìn tỷ USD, lớn hơn 3 nghìn tỷ USD nợ dưới chuẩn tại Mỹ vào năm 2008.”
Bong bóng sao chưa nổ?
Thị trường cho vay dưới chuẩn của Trung Quốc sẽ chưa thể nổ ngay bây giờ.
Sự thật là bất kì sự thổi phồng nào cũng sẽ mang lại kết cục như một vụ nổ phóng xạ đối với phần còn lại của thế giới. Nhưng vị thế của đồng nhân dân tệ vẫn còn khiêm tốn, cho nên “bụi phóng xạ” sẽ ít lan ra toàn cầu hơn, so với cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu.
Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang "thực hiện các bước đi đúng" để kiểm soát ngân hàng ngầm và cản trở sự bùng nổ cho vay dưới chuẩn.
Sau khủng hoảng thanh khoản hồi tháng 6, lãi suất tăng vọt lên sau đó giảm xuống trở lại, nhưng đồng nghĩa với sự yếu đi về mặt tài chính.
Vì vậy, chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục duy trì cung tín dụng trong cuộc khủng hoảng này.
Quả thât, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã đi đúng theo con đường đó. Khoản tiền 17 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) mà PBOC mới bơm ra thông qua thị trường mở (OMO), hôm qua 30/7, đã làm dấy lên sự khó hiểu trước động thái bơm tiền hiếm hoi của một “gã nhà giàu” đã qua thời xa hoa. Còn nhớ lần cuối cùng PBOC bơm tiền qua OMO đã diễn ra cách đây gần 6 tháng (ngày 7/2).
Nhưng cái khó của bơm tiền ở chỗ, nếu cung tín dụng không đủ sẽ không thể ngăn chặn lãi suất tăng cao, còn nếu quá nhiều, sẽ làm vỡ bong bóng của những khoản cho vay dưới chuẩn.
Nếu như Trung Quốc từng tự hào vì nơi khác khủng hoảng, còn nơi đây vẫn thịnh vượng, thì đến nay, khi nước Mỹ đã giải quyết gần xong những khoản cho vay dưới chuẩn thì Trung Quốc mới bắt tay vào công việc của mình. Bằng mọi cách, phải ngăn chặn cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tiếp theo.
Bởi lẽ, bụi phóng xạ từ một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chắc sẽ không thua kém những gì cường quốc số một từng gây ra cho kinh tế toàn cầu.
Nguồn Moneymorning/Dân Việt