Khu vực tài chính Trung Quốc chuẩn bị cuộc "đại phẫu?"
Hướng tới tự do hóa lãi suất
Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã công bố một cơ chế mới, cho phép cácngân hàng tự đặt ra mức lãi suất cơ bản. Động thái này được PBoC khẳng định là một bước đi nữa nhằmtiến tới tự do hóa lãi suất, trao cho thị trường quyền quyết định, trong bối cảnh cường quốc nàyđang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững. Kể từ tháng Bảyvừa qua, PBoC đã cho phép các ngân hàng được ấn định lãi suất cho vay, tuy nhiên lãi suất tiền gửivẫn do chính phủ quyết định.
Lãi suất trung bình ở Trung Quốc được tính toán trên cơ sở mức lãi suất mà 9 ngân hàng thương mạiđưa ra và được công bố hàng ngày trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc. Và bước đầu, chỉ mứclãi suất kỳ hạn 1 năm được công bố.
Trấn an thị trường
Trong bối cảnh lãi suất ngắn hạn thời gian gần đây tại Trung Quốc lên cơn "sốt," PBoC đã "vỗ về"thị trường rằng đây không phải là chỉ dấu của căn bệnh khan tiền mặt.
Theo một số nguồn tin thân cận, trong cuộc họp tuần trước giữa các quan chức của PBoC và các nhàgiao dịch thuộc các tổ chức tài chính lớn, PBoC đã lên tiếng cảnh báo về hoạt động vay mượn quá đàcó thể đẩy các ngân hàng vào tình thế nguy hiểm khi phải đối phó với nhu cầu bất ngờ về tiềnmặt.
Từ tuần qua, lãi suất ngắn hạn của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, khiến các ngân hàng bị căngtiền mặt, trong khi PBoC liên tục từ chối bơm thêm tiền vào hệ thống. PBoC khẳng định với các nhàgiao dịch rằng hệ thống tài chính Trung Quốc dư tiền mặt và ngân hàng này sẽ giữ lãi suất ngắn hạnnăm nay ổn định.
Lãi suất leo thang sau khi có thống kê cho hay giá nhà đất bắt đầu ấm lên và sức ép lạm phát giatăng - những nhân tố khiến một số chuyên gia kinh tế cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị thắt lại chínhsách tiền tệ để hút bớt lượng tiền mặt ra khỏi hệ thống. Còn giới chức ngân hàng Trung Quốc chorằng lãi suất tăng là do các tổ chức tài chính đã không liệu trước được tác động của đợt trả thuếsắp tới (làm gia tăng nhu cầu tiền mặt trên thị trường liên ngân hàng).
Nhưng lãi suất đã không quay lại mức thảm họa hồi tháng Sáu năm nay, sau khi PBoC trong sáng ngày29/10 vừa qua đã quyết định bơm 13 tỷ NDT (khoảng 2,14 tỷ USD) vào thị trường. Lượng tiền này mặcdù không lớn, nhưng đã giúp cơn sốt lãi suất ổn định hơn. Đóng cửa phiên 29/10 vừa qua, lãi suấtrepo 7 ngày đứng ở mức 5,03%.Một nhà giao dịch tại một ngân hàng thương mại ở Thượng Hải nhận định: lượng tiền này đã có tácđộng tới tâm lý thị trường, khiến các nhà giao dịch yên lòng rằng chính quyền sẽ giang tay cứutrong trường hợp cần thiết.
Còn theo một nhà giao dịch tại một ngân hàng nhà nước có trụ sở ở Bắc Kinh, với đợt bơm tiền hôm29/10, thị trường càng củng cố niềm tin rằng chính phủ sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ "trunglập" hiện nay, mặc dù PBoC sẽ vẫn trung thành với quan điểm ủng hộ thắt chặt quản lý tiềnmặt.
Chuyên gia này dự báo lãi suất sẽ quay về mức bình thường vào tuần tới, khi nhu cầu tiền mặt cao ởthời điểm cuối tháng không còn nữa. Cụ thể, lãi suất repo 7 ngày có khả năng sẽ dao động trong biênđộ 3-4%.
Cải cách ngân hàng - Chìa khóa giải phóng sức mua
Trong buổi trả lời phỏng vấn mới đây trên Bloomberg Businessweek, ông Randall Kroszner, từng là mộtthành viên của Ban điều hành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2009và hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Tổng hợp Chicago, cho biết tại Mỹ, hệ thống tài chính tiêudùng đóng vai trò then chốt để xây dựng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thời kỳ hậu chiến.
Trở về từ chiến tranh, các binh sỹ muốn xây dựng cuộc sống mới và việc tạo điều kiện để họ tiếp cậnvới các khoản vay tiêu dùng và thế chấp là vô cùng quan trọng. Ngày nay tiêu dùng đóng góp tới 70%cho GDP của Mỹ, trong khi với kinh tế Trung Quốc con số này vào khoảng 50%.
Ông Kroszner khuyến nghị Trung Quốc cần: nới lỏng những hạn chế đối với lãi suất tiền gửi; tạo điềucho các đối tác mới tham gia cuộc chơi trên thị trường tài chính Trung Quốc; đa dạng hóa các loạihình tài chính tiêu dùng để "mở khóa" tiềm lực của tầng lớp trung lưu.
Theo ông Kroszner, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của việc tái cân bằngkinh tế vĩ mô và xác định đây là mục tiêu lớn nhất. Nay là thời điểm họ phải định rõ đâu là nhữngưu tiên để đạt được mục tiêu này. Cải cách hệ thống tài chính phải là một ưu tiên lớn.
Ông Krosznert cho rằng để thành công trong việc tái cân bằng kinh tế, Bắc Kinh phải coi trọng cảcải cách tài chính tiêu dùng cũng như cải cách hạng mục đầu tư./.
Nguồn Vietnam+