Thứ Năm | 25/10/2012 15:54

Khoảng tối đằng sau sự xa hoa của "Gangnam Style"

Dưới bóng của Gangnam, khu vực giàu nhất Hàn Quốc, nhiều người dân ở các khu vực lân cận vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Người dân phải sống trong khu ổ chuột Guryong với những ngôi lán bằng ván ép và vải nhựa được hình thành từ năm 1988, khi những người này bị đuổi ra khỏi thành phố Seoul để đăng cai Olympic.

Gần 25 năm sau đó, Guryong (được dịch là “chín con rồng”) đã có hơn 2.000 cư dân đến trú ngụ, với cuộc sống nghèo khổ ngang bằng với mức sống ở các nước thuộc thế giới thứ ba và không có các điều kiện vệ sinh phù hợp.

Những người cao tuổi sống trong khu vực này hầu như không nhận được bất kỳ trợ cấp nào của nhà nước và phải làm nhưng công việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày, phó chủ tịch Hội đồng các cư dân Guryong, ông Lee In cho biết.

Cuộc sống hàng ngày của người dân Guryong
Cuộc sống hàng ngày của người dân Guryong

Tình trạng này hầu như hoàn toàn khác xa với thế giới xa hoa phù phiếm của Gangnam – một khu vực láng giềng với những cửa hàng sang trọng và các câu lạc bộ đêm đã trở thành nổi tiếng sau bài hát “Gangnam Style” của rapper nổi tiếng Hàn Quốc Psy.

Sự trớ trêu của tình trạng đói nghèo ở Guryong – và yếu tố có khả năng dẫn đến sự biến mất của nơi này – là nó đang ngự trị trên một khu vực bất động sản mà những nhà đầu tư mong muốn từ lâu.

Đầu năm nay, một nhà đầu tư đã lên kế hoạch xây dựng nhà ở cho thuê giá rẻ dành cho các cư dân Guryong và đầu tư tại khu đất họ bỏ trống lại. Trong khi đó, các nhà chức trách Seoul cũng đã đề xuất một kế hoạch tương tự của riêng họ. Hai đề xuất này đã đưa cộng đồng Guryong vào giữa một cuộc tranh luận gay gắt về việc dự án nào có lợi hơn.

Guryong là biểu tượng của bất bình đẳng ở Hàn Quốc
Guryong là biểu tượng của bất bình đẳng ở Hàn Quốc

“Chúng tôi không tin tưởng vào việc các chính trị gia có thể thực hiện lời hứa và không bao giờ lời nói của họ có thể trở thành hành động,” một người dân sống ở Guryong Kim Mi-Ran cho biết.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng Guryong là nơi tập trung tất cả mọi điều sai trái đối với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc.

Đối với Kim Kyo-Seong, một giáo sư tại trường đại học Chung-Ang, Guryong là nơi tập trung tất cả mọi điều sai trái đối với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc.

“Đây là một biểu tượng mạnh mẽ về sự bất bình đẳng trong xã hội,” giáo sư Kim Kyo-Seong tại trường đại học Chung-Ang, trích dẫn về khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, sự thiếu hụt những chế độ hỗ trợ cho dân số đang lão hóa nhanh chóng và bị gạt ra ngoài lề, đứng sau sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp nước này cho biết.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện