Thứ Tư | 16/05/2012 05:48

Khoảng cách giữa các nền kinh tế thuộc eurozone ngày càng lớn

Sự chênh lệch này sẽ khiến ECB gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc thiết lập các chính sách tiền tệ phù hợp với toàn khối.
Tổng mức tăng trưởng kinh tế của eurozone dường như không đổi trong quý I với kinh tế Đức phụchồi mạnh mẽ trong khi kinh tế Italia và Tây Ban Nha sụt giảm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các nềnkinh tế mạnh nhất và các nền kinh tế Nam Âu đang phải gồng mình thắt lưng buộc bụng ngày càng giatăng kéo theo những vấn đề bất ổn về chính trị.

Theo số liệu chính thức từ Eurostat được công bố hôm qua (15/5), GDP quý I của eurozone không đổiso với quý trước cũng như cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia trước đó dự báo GDP của khu vực này sẽsụt giảm 0,2%  trong khi Ủy ban châu Âu dự báo kinh tế eurozone giảm 0,3% trong năm nay.

Kinh tế Đức bất ngờ tăng 0,5% so với quý trước và 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kinh tếÁo tăng 0,2% và kinh tế Bỉ tăng 0,3%. GDP của Phần Lan tăng tới 1,3%. GDP của Pháp không đổi.

Ngược lại, kinh tế Italia giảm 0,8%, bước vào quý giảm thứ 3 liên tiếp. GDP của Tây Ban Nha giảm0,3% quý thứ 2 liên tiếp và chính thức bị xếp vào tình trạng suy thoái. Kinh tế Hy Lạp tăng trưởngâm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bồ Đào Nha và Cyprus vẫn tiếp tục rơi vào suy thoái. Kinh tế Hà Lan suy giảm 3 quý liên tiếp vớimức giảm 0,2%. 

Sự chênh lệch này sẽ khiến ECB gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc thiết lập các chính sách tiềntệ phù hợp với toàn khối. Với kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp giảm, áp lực lạm phát rất có thểsẽ xuất hiện ở Đức trong khi nguy cơ giảm phát tồn tại ở các nước còn lại.

Bất chấp kinh tế Đức tăng trưởng, một số nền kinh tế ở Trung Âu và Đông Âu với quan hệ thương mạivà đầu tư chặt chẽ với eurozone vẫn bị suy giảm. Kinh tế Séc giảm 1% trong khi Hungary giảm 0,7% vàRomania giảm 0,1%.

Chủ tịch ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu nhận định sự suy giảm của các nền kinh tế phảnánh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân sách của các nước eurozone đối với lực cầu về hàng hóa xuấtkhẩu của các nước Trung và Đông Âu cũng như sự sụt giảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàngTây Âu.

Nguồn CafeF


Sự kiện