Khi người Nhật Bản ngừng tiết kiệm, khủng hoảng tới gần
Tại Nhật Bản, thặng dư giữa tổng ngạch tiết kiệm của các hộ gia đình và tổng chi tiêu vốn có xu hướng giảm khi tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình giảm. Xu hướng trên có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do dân số Nhật Bản đang già đi cùng nhiều nguyên nhân khác nữa. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang phải chống chọi với thâm hụt ngân sách do tổng ngạch tiết kiệm âm trong khi tổng đầu tư lại dương. Điều đó khiến khu vực doanh nghiệp phải bơm tiền để bù đắp cho khoản thiết hụt trên.
Thông thường, khu vực doanh nghiệp là khách hàng vay ròng khi chi tiêu vốn vượt quá lưu lượng tiền mặt. Tuy nhiên, chi tiêu vốn trong lĩnh vực kinh doanh của Nhật Bản đã giảm từ giữa thập niên 1990 trong khi lưu lượng tiền mặt thu được từ xuất khẩu lại tăng lên nhanh chóng. Kể từ đó, khu vực doanh nghiệp của Nhật Bản lại trở thành người tiết kiệm thặng dư. Do đó, các doanh nghiệp liên tục thay thế người tiêu dùng tài trợ cho tình trạng thâm hụt ngân sách kinh niên của Chính phủ Nhật Bản và duy trì thặng dư tài khoản vãng lai.
Xu hướng giảm trong chi tiêu vốn doanh nghiệp cùng sự sụt giảm trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn song hành cũng với sự gia tăng trong xuất khẩu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa tư bản của Nhật Bản sang Trung Quốc và các nước khác ở châu Á đã không ngừng gia tăng. Số tiền đó lại được các nước châu Á sử dụng để sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường Mỹ. Quá trình đơn giản đó biến khu vực doanh nghiệp Nhật Bản thành nhà máy sản xuất hàng hóa tư bản xuất khẩu cực lỳ hiệu quả mà không cần phải tăng chi tiêu vốn. Thật vậy, số đơn đặt hàng sản xuất trong tháng 3 của Nhật Bản đã giảm tới 2,8% so với tháng 2.
Ngược lại, tại Mỹ, chênh lệch giữa tổng ngạch tiết kiệm quốc gia và đầu tư luôn âm. Năm ngoái, số tiền dùng để đầu tư của Mỹ là 435 tỷ USD, tương đương 3,1% GDP. Cũng trong năm ngoái, thặng dư tiết kiệm của khu vực hộ gia đình so với đầu tư là 446 tỷ USD. Trong khi đó, thặng dư khu vực doanh nghiệp so với đầu tư là 498 tỷ USD. Tổng thặng dư cả hai khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình là 944 tỷ USD, không đủ bù đắp khoản thâm hụt ngân sách 1,38 nghìn tỷ USD của chính phủ.
Khi người tiêu dùng Mỹ tiếp tục bị mất việc và trì hoãn nhập khẩu, Trung Quốc sẽ cắt giảm tăng trưởng do vượt quá khả năng của ngành công nghiệp, và sự cắt giảm đó bao gồm cả thiết bị vốn cùng các mặt hàng xuất khẩu khác của Nhật Bản. Khi đó, chi tiêu vốn của Nhật Bản sẽ giảm do nhu cầu trong nước thấp và xuất khẩu yếu, đồng thời tổng ngạch tiết kiệm và lợi nhuận giữ lại của khu vực doanh nghiệp Nhật Bản cũng suy yếu theo. Hậu quả là, tài khoản vãng lai của đất nước sẽ giảm, trừ khi nền kinh tế có thể hồi sinh nhờ sự gia tăng lớn trong chi tiêu tiêu dùng và Chính phủ Nhật Bản tung ra các gói kích thích tài chính.
Tài khoản vãng lai Nhật Bản chiếm 2% GDP trong năm 2011, song tính đến tháng 3/2012, đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, việc các nước trên toàn thế giới đồng loạt giảm lãi suất để chống chọi với nợ sẽ làm giảm thu nhập từ các tài sản nước ngoài của Nhật Bản. Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, Chính phủ Nhật Bản đã cho cắt giảm lượng tài sản lãi suất cao khu vực đồng euro xuống còn 309 tỷ USD.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Nhật Bản có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là do, Nhật Bản sẽ chuyển từ xuất khẩu tiền sang nhập khẩu tiền. Điều đó sẽ khiến cơ hội đầu tư của Nhật Bản trở nên khan hiếm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm sút và người dân Nhật sẽ ngừng bán các tài sản nước ngoài để mang ngoại tệ về cho đất nước.
Ngoài ta, các hãng đánh giá nợ đang trở nên mệt mỏi với những khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và núi nợ của Chính phủ Nhật Bản. Sau Fitch, có thể lần lượt là Standard & Poor và Moody's sẽ hạ xếp hạng tín dụng của Nhật Bản. Điều này sẽ khiến lãi suất và lợi suất trái phiếu của Nhật Bản tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Lãi suất cao hơn cũng khiến đồng yên không còn là đồng tiền tài trợ cho cán cân thương mại, cho phép các nhà đầu tư vay yên và đầu tư tại những nước vớ lãi suất cao hơn.
Tiếp theo đó, nợ quốc gia của Nhật Bản sẽ tăng lên nhanh chóng vượt quá khả năng chi trả của chính phủ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính trong năm 2010, số tiền lãi mà Chính phủ Nhật Bản phải trả lên tới 2% GDP. Lãi suất tăng thêm 1 điểm phần trăm đồng nghĩa số tiền lãi mà Nhật Bản phải trả cũng tăng thêm 2% GDP.
Các nhà đầu tư trong nước có thể hài lòng với lãi suất danh nghĩa thấp và lợi nhuận thực tế cao do tình trạng giảm phát trong nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ so sánh lợi suất trái phiếu Nhật Bản với chỉ số giá tiên của họ. Nhật Bản bắt đầu rơi vào vóng xoáy nợ nếu chính phủ không nhanh chóng cắt giảm các khoản chi tiêu khác. Nhưng cắt giảm chi tiêu có thể khiến kinh tế Nhật Bản suy yếu và thâm hụt ngân sách sẽ ngày càng tăng.
Nguồn Bloomberg/DVT