Ảnh: business-digest.eu
Khi mạng lưới thương mại toàn cầu là một vũ khí trong thương chiến
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đã chiếm ưu thế và tạo ra một thế giới yên bình hơn. Các mạng lưới phân phối tiền, thông tin và sản xuất thách thức sự kiểm soát của các quốc gia. Xung đột kinh tế không phải là lực chọn khôn ngoan bởi nếu tấn công đối thủ thì nền kinh tế của nước chủ động tấn công cũng sẽ bị tổn thương.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy khi gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng dòng tweet về việc buộc các doanh nghiệp Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc. Chúng ta đang bước vào một cuộc “chiến tranh ngầm” mới, nơi các mạng lưới toàn cầu, được xây dựng để gắn kết các quốc gia lại với nhau, giờ đã trở thành một chiến trường phức tạp. Ngoài việc các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng các chuỗi cung ứng để làm vũ khí cho các tranh chấp của họ, các quốc gia nhỏ hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang áp dụng hình thức này. Các doanh nghiệp như FedEx, Huawei và Samsung bỗng trở thành những vật tế thần.
Chuyện gì đang xảy ra? Các quốc gia đã nhận ra rằng các mạng lưới toàn cầu có thể được vũ khí hóa. Thực tế thì thế giới không phẳng mà ngày càng tập trung hơn, tạo ra những điểm nút mà các quốc gia có thể khai thác. Những điểm nút chính, như hệ thống thanh toán tài chính quốc tế, những công ty thống lĩnh thị trường và các nhà cung ứng nguyên vật liệu quan trọng, đã tạo ra các lỗ hổng quan trọng
Hệ điều hành Android của Google, công nghệ 5G của Huawei, hay bộ phận thanh toán USD của JP Morgan Chase có thể được các quốc gia hùng mạnh sử dụng để ép buộc đối thủ hoặc đồng minh hợp tác với mình.
Mỹ bắt đầu chuyển đổi mạng lưới thành công cụ thống trị sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Các ngân hàng quốc tế dễ dàng nhượng bộ trước các nhà quản lý của Mỹ bởi họ phải nhờ đến các định chế tài chính của nước này để thực hiện các giao dịch bằng đồng USD. Điều này cho khiến chính quyền Mỹ, với sự hỗ trợ của Châu Âu có thể cô lập các nước như Iran và CHDCND Triều Tiên.
Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chip của mình để tránh bị phụ thuộc trong tương lai. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, sự thống trị của Mỹ cũng khiến họ gặp phải sự phản kháng khi các quốc gia bắt đầu đáp trả. Trong khi Mỹ cấm Huawei mua bán linh kiện với các công ty Mỹ, thì Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp chip của mình để tránh bị phụ thuộc trong tương lai.
Cùng với đó, châu Âu đã cũng tạo ra một cơ chế đặc biệt để lách lệnh cấm của Mỹ và giao dịch với Iran. Bằng những thỏa thuận riêng, Nga và Trung Quốc đang tìm cách xây dựng những cơ sở hạ tầng tài chính mang tầm cỡ toàn cầu.
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã sử dụng lệnh hạn chế xâm nhập thị trường để trừng phạt các quốc gia khác vì cho rằng những chính sách của các quốc gia này là không hợp lý. Hiện tại, Trung Quốc đang đe dọa trả đũa các công ty Mỹ như FedEx và xem HSBC là một “thực thể không đáng tin cậy” bởi vì nước này cho rằng ngân hàng hàng đầu thế giới này cung cấp thông tin để gây tổn hai cho Huawei.
Ngay cả châu Âu, một đồng minh của Mỹ cũng bắt đầu có thái độ cứng rắn hơn khi các quan chức lục địa già cho rằng, châu Âu có thể trả đũa với các lệnh cấm của Mỹ.
Trong khi đó, Nhật Bản đã hạn chế xuất khẩu các hóa chất quan trọng cho chuỗi cung ứng của Samsung, nhằm đạt được những nhượng bộ từ phía Hàn Quốc trong tranh chấp về các hoạt động cưỡng bức lao động thời chiến.
Việc xác định người chiến thắng ngày càng khó hơn, nhưng người thua cuộc thì ai cũng có thể dễ dàng nhận ra. Nhiều thập kỷ toàn cầu hóa đã tạo ra một thế giới mà trong đó các quốc gia phải phụ thuộc lẫn nhau.
Nền kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc chiến mà ở đó các nước luôn “ăn miếng trả miếng” lẫn nhau. Các quốc gia liên tục tìm kiếm những điểm yếu của nhau và tấn công vào yếu điểm đó khi muốn trả đũa. Các quan hệ kinh tế, vốn từng được xem là một sự thay thế cho chiến tranh, nay đã trở thành một cuộc chiến bằng mọi phương tiện.
►Chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu?
►FED ra dấu hiệu cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 10 năm
►Fed sẽ cắt giảm lãi suất nếu kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu?
Nguồn FT