Thứ Bảy | 25/05/2013 14:11

Khi các quỹ đầu cơ cản trở tái cơ cấu nợ công

Các quốc gia được miễn trừ trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ là các quỹ đầu cơ không còn là quy luật bất thành văn.
Trước kia, các nước lớn thường sử dụng pháo hạm để trừng phạt những nước nhỏ hơn không muốn trả nợ họ. Tuy nhiên, suốt thế kỷ qua, các nước vẫn vỡ nợ mà không chịu bất cứ sự trừng phạt nào.
Điều này bắt đầu thay đổi từ năm 1994 khi Kenneth Dart, hậu duệ của một đế chế kinh doanh gian hùng, đâm đơn kiện chính phủ Brazil và việc tái cơ cấu khoản nợ 40 tỷ USD của nước này.

Về phân tích kỹ thuật thì nhà đầu tư này đã thua lỗ nhưng ra đi vẫn giành lại được một khoản tài sản nhỏ sau khi Brazil quyết định thanh toán khoản nợ. Thành công của Dart đã góp phần sinh ra loại hình đầu tư có tên gọi đầy châm biếm “quỹ kền kền”. Các quỹ này đã giành được một vài chiến thắng trước các nước từ Hy Lạp đến Argentina và làm dịch chuyển cán cân quyền lực khỏi chính quyền các nước sang phía các chủ nợ.

Các quỹ kền kền.
Các quỹ kền kền thành công trong việc đòi nợ quốc gia.

Lo ngại hệ thống tái cơ cấu nợ quốc gia có thể bị cản trở bởi các quỹ đầu cơ, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cân nhắc cải cách quy trình tái cơ cấu này. Cuối tuần này, IMF sẽ công bố một báo cáo và biên bản thảo luận ban điều hành IMF về vấn đề này.

IMF đã thất bại khi cố gắng đưa ra cải cách trước đó. Năm 2001, khi Argentina vỡ nợ, IMF đã đề xuất Cơ chế tái cơ cấu nợ công (SDRM) đóng vai trò như một tòa án phá sản cho các nước. Ý tưởng này đã ngay lập tức bị Mỹ - nước đóng góp nhiều nhất cho IMF - dập tắt. Điều này chủ yếu do các nước đang được che chắn bởi vỏ bọc “bất khả xâm phạm” đó là quyền miễn trừ quốc gia. Do đó việc kiện cáo một quốc gia về vấn đề thanh toán là hầu như không thể, buộc các chủ nợ miễn cưỡng chấp nhận thua lỗ.

Các quỹ có thể kiện một quốc gia nào đó nhưng rất khó để đòi lại tiền, Whitney Debevoise, đối tác tại công ty luật Arnold & Porter và nguyên là giám đốc điều hành của Mỹ tại World Bank nhận định.

Quả thực các chủ nợ không thỏa hiệp, điển hình nhưng không phải luôn là các quỹ đầu cơ, không phải là trở ngại để tái cơ cấu nợ quốc gia đi đến thành công.

Tuy nhiên, năm vừa qua đã lộ một vài kẽ hở nhỏ nhưng quan trọng trong bộ áo giáp chủ quyền của các nước, khiến nhiều luật sư và quan chức ủng hộ cải tổ toàn bộ hệ thống. Hy Lạp năm ngoái lẽ ra có thể áp đặt mức lỗ cho các chủ nợ, nhưng các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư như Dart đã tích lũy một lượng lớn trái phiếu quốc tế của Hy Lạp đủ để ngăn chặn tái cơ cấu. Athen khi đó không muốn tranh kiện với các chủ nợ nên đành chấp nhận trả nợ đầy đủ.

Có lẽ quan trọng nhất là, các quỹ đầu cơ do Elliott Management dẫn đầu mới đây đã giành được một vài thắng lợi lớn trong cuộc chiến pháp lý kéo dài với chính phủ Argentina. Elliott được điều hành bởi tỷ phú Mỹ Paul Singer, một luật sư kỳ cựu đã biến chiến lược của Dart thành một nghệ thuật.

Elliott đã thành công khi tranh luận tại tòa án New York rằng điều khoản nợ pari passu (bước bình đẳng) của Argentina nghĩa là nước này không thể tiếp tục trả nợ các trái chủ đã được tái cơ cấu mà không thanh toán cho Elliott và các đối tác. Chiến thắng này mở ra một vũ khí mạnh dùng để chống lại các nước có nguy cơ vỡ nợ và không muốn thanh toán.

Giới chuyên gia lo ngại rằng hiệu ứng tích tụ và việc Hy Lạp phải trả nợ đầy đủ cho các quỹ đầu cơ có thể khuyến khích và hỗ trợ các chủ nợ khác có những phi vụ lớn hơn trong tương lai và khiến phiền toái này trở thành vấn đề đáng lo ngại hơn.

Hy Lạp phải miễn cưỡng chấp nhận thanh toán đầy đủ cho các quỹ đầu cơ.
Hy Lạp phải miễn cưỡng chấp nhận thanh toán đầy đủ cho các quỹ đầu cơ.

Tranh chấp nợ công rất hiếm thấy nhưng đang có xu hướng tăng. Theo nghiên cứu gần đây của Đức, trong số 108 vụ kiện nợ từ năm 1976 đến 2010, hơn một nửa phát sinh từ năm 2000. Nghiên cứu kết luận, số vụ kiện do các quỹ đầu cơ khởi xướng ngày càng tăng với thời gian kiện dài hơn và số tiền lớn hơn.

“Hành vi của các chủ nợ có sức lan truyền và sẽ trở nên phổ biến hơn nếu mọi người nghĩ rằng họ có đủ lực để chống lại các quốc gia vỡ nợ”, Lee Buchheit , luật sư hàng đầu tại Cleary Gottlieb nhận định.

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì. “Tại G20, IMF và Liên Hợp Quốc, mọi người đều nhận ra rằng cần phải làm gì đó nhưng chưa thể đồng thuận về bất cứ điều gì. Một số ý kiến đưa ra thảo luận và nhận được sự chú ý nhưng cuối cùng bị dập tắt khi các thế lực phản đối quá lớn”, một quan chức cho biết.

Nhiều luật sư và quan chức lãnh đạo đều cho rằng, hệ thống tái cơ cấu nợ công hiện tại vẫn hoạt động và tiếp tục vận hành bất chấp những vụ kiện gần đây. Trong khi đó, một số cho rằng nên sử dụng điều khoản về trái phiếu hơn là quy chế chung.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện