Thứ Sáu | 25/01/2013 15:41

Khai mạc Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2013 lần thứ 1

Hội nghị nhằm thảo luận các nội dung và biện pháp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế mạnh hơn của châu Á-Thái Bình Dương.
Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương năm 2013, sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Bali, nước chủ nhà Indonesia đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất (SOM 1) và các hội nghị liên quan.

Hội nghị diễn ra trong các ngày từ 25/1 đến 7/2, tại Khách sạn Ritz Carlton ở trung tâm thủ đôJakarta, với sự tham gia của quan chức cấp cao các ngành kinh tế 21 nước thành viên APEC.

Indonesia đã đưa ba nội dung ưu tiên trongchương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, bao gồm đạt được các mục tiêu Bogor, thúcđẩy kết nối, tăng trưởng bền vững và công bằng, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực an ninh lươngthực và năng lượng, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME),tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động, nâng cao vai trò của nông dân, ứng phókhẩn cấp với thiên tai và khủng hoảng, công nghệ xanh, chống tham nhũng và khủng bố, nâng cao tínhminh bạch, thúc đẩy thương mại điện tử và đầu tư.

Các nước thành viên APEC tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1994 tại Bogor đã nhất trí với "Mục tiêuBogor" do Indonesia đề xuất, nhằm hình thành cơ sở cho thương mại mở và chế độ đầu tư trong khu vựcchâu Á-Thái Bình dương với một khung thời gian mục tiêu cho việc thực hiện đầy đủ tự do thương mạivà đầu tư vào năm 2010 với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 với các nền kinh tế đang pháttriển.

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono nêu rõ để đáp ứng các mục tiêu Bogor, APEC sẽ tập trung vào ba lĩnh vực thươngmại và tự do hóa đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và hợp tác kinh tế và kỹ thuật, trong đó năm2013 sẽ tập trung vào việc mở rộng thương mại, đầu tư, và cải cách cơ cấu.

APEC sẽ tập trung vào khả năng cạnh tranh toàn cầu của các SME để đạt được tăng trưởng bền vững vàcông bằng, vào các kết nối vật lý, bao gồm cả sự phát triển của cơ sở hạ tầng và đầu tư, kết nốihàng hải, kết nối thể chế và kết nối nhân dân để tăng cường kết nối.

Bộ trưởng Suswono cũng nêu bật tầm quan trọng của APEC đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung vàvới nền kinh tế Indonesia nói riêng, khi tổng kim ngạch thương mại của Indonesia với các thành viênkhác trong APEC chiếm khoảng 78% tổng kim ngạch thương mại của Indonesia với thế giới, đầu tư củacác nền kinh tế APEC vào Indonesia đã tăng từ 9,26 tỷ USD năm 2010 lên 10,7 tỷ USD năm 2011, và 10nền kinh tế thành viên APEC nằm trong tốp 20 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Indonesia.

APEC -được thành lập năm 1989, là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình dương, với21 nền kinh tế thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia,Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga,Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện