"Khả năng xảy ra Chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là cao"
Tuyên bố ám chỉ chiến tranh cận kề
Những cụm từ "vượt khỏi tầm kiểm soát", "nguy cơ chiến tranh"… được gắn với tình hình căng thẳngtrên Bán đảo Triều Tiên trong những ngày qua. Trong tuyên bố mới nhất hôm 5/4, Bộ Ngoại giao TriềuTiên đã khuyến cáo các Đại sứ quán và phái bộ ngoại giao tại nước này cân nhắc khả năng sơ tán nhânviên, đồng thời cảnh báo không thể đảm bảo an toàn cho họ sau ngày 10/4. Tuyên bố của phía TriềuTiên không khác gì một cảnh báo chiến tranh, đặc biệt trong bối cảnh, Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên đềuđã có những triển khai quân sự nhằm vào đối phương.
Sĩ quan và binh lính Triều Tiên thể hiện tinh thần quyết chiến (ảnh: KCNA) |
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên đã đặt hai tên lửa tầm trung vào bệ phóng diđộng và cất giấu tại một địa điểm gần bờ biển phía Đông. Theo các phân tích tình báo, đây có thể làtên lửa Musudan với tầm bắn từ 3-4.000 km, có khả năng vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảoGuam ở Thái Bình Dương. Nhật báo "Asahi" của Nhật Bản cũng đưa tin về hành động này của TriềuTiên.
Mỹ-Hàn dàn trận đối phó
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo mặt đất THAAD tớiGuam, vốn cách Triều Tiên 3.380km về phía Đông Nam.
Phía Hàn Quốc hôm 5/4 cũng nói rằng, Hải quân nước này đã triển khai hai tàu khu trục đến khuvực bờ biển phía Tây và phía Đông bán đảo Triều Tiên, sau khi nhận định có khả năng Triều Tiênchuẩn bị phóng tên lửa ở bờ biển phía Đông nước này.
Mỹ nói rằng sẽ "không ngạc nhiên" nếu Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa. Người phát ngôn NhàTrắng Jay Carney phát biểu trước báo giới hôm 5/4 nói: "Mỹ sẽ theo dõi sát sao những diễn biến trênBán đảo Triều Tiên. Mỹ sẽ không ngạc nhiên nếu Triều Tiên phóng tên lửa, vì họ đã từng làm điều nàytrong quá khứ. Triều Tiên đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ vì hành động này, khivi phạm những nghị quyết cấm nước này phát triển công nghệ tên lửa".
Nhân viên ngoại giao chưa rút
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc hôm 5/4 cho biết, tổ chức này chưa có kế hoạch rút các nhân viênkhỏi Triều Tiên và đang xem xét những cảnh báo của Bình Nhưỡng trong bối cảnh căng thẳng gia tăngtrên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, các nhân viên Liên Hợp Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt độngnhân đạo cũng như các dự án phát triển tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Các phái đoàn ngoại giao của 7 nước Liên minh châu Âu (EU) có Đại sứ quán tại Triều Tiên, gồmAnh, Đức, Bungari, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Rumani và Thụy Điển, cũng đang đánh giá tình hình và duytrì các hoạt động liên lạc chặt chẽ và thường xuyên.
Dự kiến, những người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của các nước Liên minh châu Âu sẽ gặp nhautại Bình Nhưỡng trong ngày 6/4 để thảo luận biện pháp ứng phó trước tình hình căng thẳng giatăng.
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, Pháp coi tình hình ở Triều Tiên là "nghiêm trọng", đồng thời kêugọi Bình Nhưỡng kiềm chế, song Pháp chưa có kế hoạch sơ tán công dân khỏi nước này.
Mong muốn ký hòa ước
Còn tại Hàn Quốc, các nhà hoạt động vì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên đã lên án hành động quânsự của Mỹ khiến gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ông Hyun Ho-hyun, một nhà hoạt động của Ủy ban Thống nhất Hàn Quốc-Triều Tiên nói: "Khả năng xảyra chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên là rất cao. Mỹ cần ngừng các trừng phạt với Triều Tiên, vàít nhất là ngừng ngay cuộc tập trận "Đại bàng non". Cần phải có đàm phán giữa Triều Tiên với Mỹ,giữa Triều Tiên với Hàn Quốc để thay đổi hiệp định ngừng bắn liên Triều hiện nay thành một thỏathuận hòa bình thực sự".
Nguồn VOV News