Khả năng Hy Lạp từ bỏ đồng euro và tương lai bất ổn của thị trường tài chính
Từ các pháo đài tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho đến lãnh địacủa các công tước Luxembourg, giới ra chính sách đang bắt đầu bộc lộ sự hoàinghi khả năng Hy Lạp có thể ở lại với đồng euro.
Xáo trộn sau bầu cử Athens đã đặt ra một chủ đề vốn là điềucấm kỵ trong các chương trình nghị sự, khi một nước rời bỏ khu vực đồng tiềnchung của 17 quốc gia, gỡ đi tấm màn che quá trình lên kế hoạch về những khả năngcó thể xảy ra ở hậu trường.
“Nếu Hy Lạp quyết định không ởlại trong khu vực đồng euro, chúng ta không thể ép buộc Hy Lạp," Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết tại một hội nghị dokênh truyền hình WDR, Đức tài trợ tại Brussels hôm qua. "Họ sẽ quyết định liệucó ở lại khu vực đồng eurohay không."Sau cam kết viện trợ 386 tỷeuro cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, 214 tỷ euro mua trái phiếu của ECB và 1.000 tỷ euro với lãi suất thấp các khoản vay cho các ngân hàng, cộng với 17 hộinghị thượng đỉnh khủng hoảng cấp cao, tình trạng chính trị hỗn độn của Hy Lạp đã đẩy châu Âu vào một giai đoạn mới nguy hiểm.
Thế giới đang chứng kiến "thời điểm quan trọng trong lịch sử Liênminh châu Âu, một khoảnh khắc của khủng hoảng." Chủ tịch EU Herman VanRompuy phát biểu tại Brusselsvào dịp kỷ niệm lần thứ 62 tuyên bố phát động hợp nhấtchâu Âu sau chiến tranh của Robert Schuman, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Pháp.
Đồng euro đã trượt dốc ngày thứ 8 liên tiếp khi nhà đầu tưchợt nhận ra rằng cuộc nổi dậy của cử tri Hy Lạp chống lại các chính sách thắtlưng buộc bụng, chứ không phải chiến thắng của ông Hollande trong cuộc bầu cử tổngthống Pháp, mới là biến cố quan trọng hơn trong hai cuộc bầu cử quốc gia tạichâu Âu hôm 6/5.
"Cuộc nổi dậy của cử tri Hy Lạp chứ không phải bầu cử Pháp mới là biến cố quan trọng hơn" |
Những đảng phái tại Hy Lạp ủng hộ quan điểm thắt lưng buộc bụng đang chiếm một phần ba số phiếu bầu. Ngườidành được nhiều phiếu bầu nhất, Antonis Samaras, thất bại trong việc thành lậpchính phủ, chính thức thừa nhận điều nàyvài giờ sau khi kết quả được công bố.
Alexis Tsipras, đảng Syriza, với số phiếu bầu đứngthứ nhì đã bắt đầu các cuộc đàm phán tìm kiếm đồng minh với điều kiện tối hậu là từ bỏ việc ủng hộ gói cứu trợ.
"Thảm họa bất ổn"
Các phản ứng bênngoài Athens đã vượt ra ngoài sự kiểm soát. Ông Schaeuble cho rằng những điều khoản tủn mủn của gói cứu trợ sẽ mở ra“thảm họa bất ổn” tại các thị trường tài chính, và quyết định của Ngân hàngtrung ương châu Âu thì đến từ chính cấp phó cũ của ông, Joerg Asmussen.
"Hy Lạp đãphải nhận thức được rằng không có phương án nào khác ngoài kế hoạch đãđược thống nhất nếu vẫn muốn là thành viên của khu vực đồng euro”, Asmussen, người đã chuyển từ Bộ Tài chính Đức sang Hội đồng quản trị ECB năm ngoái, trả lời phỏng vấn tờ nhật báokinh doanh Handelsblatt số rangày hôm qua.
Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy số người Hy Lạp muốn ở lạitrong liên minh tiền tệ tương đương những người phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng,quá trình mặc cả về chính phủ tương lai và cuộc bầu cử nhiều khả năng diễn ratháng tới có thể đặt đất nước trước hai lựa chọn không thể dung hợp.
"Nếu 80% người Hy Lạp muốn ở lại với đồng euro, thì tôi nghĩ họ phải hỗ trợ các đảngphái ủnghộ chính sách ở lại khu vực đồng euro", Bộ trưởng Ngoại giaoLuxembourg Jean Asselborn nói tại Hội nghị Brussels. Nếu không "sẽ đi đến kết cục không may là Hy Lạp phung phí cơ hội và điềuđó sẽ rất, rất đau đớn vớingười dân.”
Những hiệp ước của châu Âu về khối đồng tiền chung euro vốn “không thể thu hồi”và không cung cấp thủ tục pháp lý cho một nước muốn rời bỏ hoặc bị loại bỏkhỏi khối.
Một nghiên cứu vào 12/2009 củavụ pháp chế của ECB đã cho thấy một hành động trục xuất hoặt rời bỏ liên minh sẽ đầy những thách thức về tất cảcác mặt, từ pháp lý, khái niệm cho đến thực tế, khiến khả năng này gần như bằngkhông.
Các nhà quản lý khủng hoảng của châu Âu đã đặt tỷ lệ cượcbằng không về khả năng rời bỏ đồng euro của Hy Lạp cho đến cuối tháng Mười,khi thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy biến cuộctrưng cầu về kế hoạch thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp thành một cuộc bỏ phiéu vềtương lai đi hay ở lại eurozone của Hy Lạp.
Cuộc trưng cầu dân ý đã bị bác bỏ và thủ tướng Hy Lạp lúc đó, người đặtra vấn đề này, đã rời khỏi cuộc chơi vài ngày sau đó. Một chính phủ không thuộcđảng phái nào đứng đầu bởi cựu phó chủ tịch ECB Lucas Papademos. Không giốngnhư Italia, có một chính phủ kỹ trị tại cùng lúc đó, các chính trị gia Hy Lạpđã đánh bạc với cuộc bầu cử sớm.
Bầu cử lại
Với những cuộc đàm phán tìm kiếm liên minh tại Athen có nguycơ rơi vào bế tắc, một cuộc bỏ phiếu khác có thể đến ngay trong tháng tới.Bộ trưởng Tài chính thứ nhất của bà Merkel, ông Peer Steinbrueck, đặt câu hỏi liệu một cuộc bầu cửmới có mang lại một chính phủhoạt động đúng chức năng vớinhiệm vụ phân bổ các khoản tiếtkiệm bổ sung theo yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế hay không.Hy Lạp có thể bị sa lầy trong “ trạng thái mong manh, hầu như tê liệt trong nhiều tháng." Steinbrueck, đối thủ tiềm năng của Merkel trong cuộcbầu cử 2013 của Đức, cho biết tại hội nghị Brussels.Cuộc bỏ phiếu tiếp theocủa Hy Lạp "sẽ là một trưng cầudân ý về việc có tiếp tục là thành viên euro hay không," ông John Stopford, một nhà quản lý quỹ tại London, điều hành khoảng $90 tỷ cho biết.," vì cuộc bầu cử tuầntrước đã cho thấy một điều gần như vậy."
Nguồn DVT/Bloomberg