Các cuộc chiến thuế quan của đương kiêm Tổng thống Trump có gây thiệt hại nhiều cho nước Mỹ, nhưng nó mang đậm dấu ấn “Nước Mỹ trên hết”. Ảnh: AP

 
Phùng Mỹ Thứ Hai | 26/10/2020 14:44

Kết quả bầu cử có thể làm rung chuyển thị trường

Phố Wall lo lắng nếu một thỏa thuận về viện trợ kinh tế không đạt được trước cuộc bầu cử ngày 3.11.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 3.11 sẽ tác động đến thị trường.

Về lâu dài, lịch sử cho thấy có rất ít sự khác biệt về lợi nhuận thị trường dựa trên việc bên nào có mặt trong Phòng Bầu dục.

Kết quả bầu cử Mỹ vào tuần tới sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường, nền kinh tế và trật tự thế giới, theo The Sydney Morning Herald.

Cổ phiếu cao hơn ở châu Á sau khi 2 ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ đối mặt trong cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử ngày 3.11. Ảnh: Tribune & Ledger News.
Cổ phiếu cao hơn ở châu Á sau khi 2 ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ đối mặt trong cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử ngày 3.11. Ảnh: Tribune & Ledger News.

Không thể chắc chắn về sự lựa chọn của cử tri và tác động của việc lựa chọn đó có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau như thế nào. Nếu các cuộc thăm dò là chính xác và cuộc bầu cử tạo ra một "Làn sóng Xanh" cho phép đảng Dân chủ kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, điều đó sẽ khiến chính phủ Mỹ trở lại một nhiệm kỳ tổng thống bình thường hơn. 

Tất nhiên, vẫn có tiềm năng về việc ông Biden thắng cử tổng thống nhưng đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Ảnh: The New York Times.
Có tiềm năng về việc ông Biden thắng cử tổng thống nhưng đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Ảnh: The New York Times.

Nếu ông Trump và đảng Cộng hòa nắm và giữ quyền kiểm soát Thượng viện thì tương lai nước Mỹ càng không rõ ràng. Tuy nhiên, đây là một giả định có vẻ hợp lý.

Sự tiếp tục của chính sách ngoại thương và đối ngoại theo chủ nghĩa bảo hộ và biệt lập “Nước Mỹ trên hết” và tiếp tục lập trường “kiềm chế” đối với Trung Quốc, cắt giảm thuế nhiều hơn, mở cửa lại nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, là động lực cho sự thắng cử của đương kim Tổng thống Trump.

Ảnh: CNBC
Chính quyền Biden có thể sẽ tái cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, UNESCO và Hiệp định Paris. Họ cũng sẽ cố gắng thiết lập lại các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh của mình.  Ảnh: CNBC.

Tuy nhiên, do lỗ hổng trong cách tiếp cận chính sách của các bên, tính khí của 2 ứng cử viên cho chức tổng thống, nguy cơ dẫn đến một kết quả tranh chấp và tình trạng bất ổn dân sự liên quan, cũng như số liệu thống kê tồi tệ hơn về đại dịch ở Mỹ, thị trường có lẽ sẽ lo lắng và biến động.

Mặc dù, thị trường chứng khoán Mỹ giảm khoảng 3% so với mức cao nhất hồi tháng 9, nhưng nó vẫn tăng khoảng 55% kể từ mức thấp nhất vào tháng 3. Bất chấp cuộc suy thoái do đại dịch gây ra, chứng khoán Mỹ vẫn cao hơn 7% so với thời điểm hồi đầu năm.

Điều thú vị là, lợi suất trái phiếu gần đây đã tăng lên, sau một số xáo trộn vào tháng 3 trong quá trình ghi nhận ban đầu về mức độ nghiêm trọng của virus đã khá ổn định sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất và bắt đầu lại việc mua trái phiếu.

Do triển vọng về chiến thắng của ông Biden và khả năng đảng Dân chủ kiểm soát cả 2 viện của Quốc hội, lãi suất kỳ hạn ngắn sẽ chỉ tăng vài điểm nhưng lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cao hơn 30 điểm cơ bản so với hồi giữa năm.

Sự gia tăng chóng mặt của đường cong lợi suất liên quan đến kỳ vọng về việc thực hiện nhanh chóng gói cứu trợ trị giá hơn 2.000 tỉ USD để ứng phó với đại dịch của Đảng Dân chủ. Sau đó trong các nhiệm kỳ, họ bắt đầu thực hiện các kế hoạch trị giá hàng nghìn tỉ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo ra các mạng lưới an toàn về sức khỏe và phúc lợi.

Chi tiêu ở mức độ lớn sẽ làm tăng đáng kể nợ và thâm hụt của Mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ và cung cấp loại kích thích quy mô lớn. Điều này sẽ làm cho lạm phát của Mỹ ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong dài hạn, các biện pháp này sẽ cho phép bình thường hóa cơ cấu tỉ giá của Mỹ.

Trong ngắn hạn, sự gia tăng lớn về nợ, thâm hụt và phát hành nợ có thể đè nặng lên đồng USD, vốn đã giảm gần 10% so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Mỹ kể từ tháng 3.

Phản ứng gây tranh cãi của chính quyền Trump đối với đại dịch, những xáo trộn dân sự, sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế của Mỹ và cuộc bầu cử sắp tới có lẽ là những ảnh hưởng chính đến tiền tệ.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích coi sự sụt giá này phản ánh sự suy giảm vị thế và độ tin cậy của Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Thị trường chứng khoán nói chung thích cả các chương trình chi tiêu quan trọng của đảng Dân chủ nhưng không quan tâm đến lời hứa sẽ hoàn tác việc cắt giảm thuế doanh nghiệp của ông Trump và dỡ bỏ thuế đối với những người giàu có.

Nếu đảng Dân chủ giành được cả 2 viện và theo đuổi chương trình nghị sự của mình, năm 2021 sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận tổng thể của các công ty tăng mạnh trước khi tăng thuế suất doanh nghiệp từ 21% lên 28%, với mức tối thiểu 15%.

Chính sách thuế mới sẽ ảnh hưởng đến thu nhập các doanh nghiệp Mỹ ít nhất đến năm 2022. Đề xuất chấm dứt một số đợt giảm thuế và đánh thuế thu nhập từ vốn đối với những người giàu có sẽ tác động đáng kể đối với thị trường cổ phiếu nếu 1% những người này quyết định không đầu tư và rút tiền.

Những thiệt hại mà chính quyền Trump gây ra cho các mối quan hệ quốc tế có lẽ là không thể bù đắp. Chính quyền Biden có thể sẽ tái cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, UNESCO và hiệp định Paris. Họ cũng sẽ cố gắng thiết lập lại các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh của mình. 

Tuy, các cuộc chiến thuế quan của đương kiêm Tổng thống Trump có gây thiệt hại nhiều cho nước Mỹ, nhưng nó mang đậm dấu ấn “Nước Mỹ trên hết”.

Các ưu đãi và trợ cấp kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ, lệnh cấm các công ty nước ngoài mua sắm của chính phủ và tài trợ cụ thể cho việc xây dựng lại chuỗi cung ứng cho các lĩnh vực bị đại dịch hiện đang là quan trọng đối với lợi ích quốc gia.

Tất nhiên, nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ 2, người Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ nhận được sự tác động lớn hơn của chủ nghĩa Trump mà không bị kiềm chế bởi bất kỳ mối lo ngại nào về việc tái tranh cử.

Có thể bạn quan tâm:

 “Làn sóng xanh” trong cuộc bầu cử ở Mỹ có thể khiến FED tăng lãi suất