Kennedy từng nghĩ đến khả năng rút quân khỏi Việt Nam
Tổng thống John Kennedy tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Ảnh: White HouseMuseum |
Thời gian trước khi bị ám sát, Kennedy từng bày tỏ quan ngại về chính sách đốingoại của Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, với tư cách làngười củađảng Dân chủ, ông được mặc định có quan điểm cứng rắn.
Trong một buổi phỏng vấn với sử gia John BartlowMartin năm 1964, Robert Kennedy, em trai của tổng thống, đồng thời là Bộ trưởng Tư pháp trong chínhphủ Kennedy, khẳng định rằng anh trai ông chưa từng nghĩ tới việc rút quân khỏi Việt Nam, và rằngMỹ nên chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô.
Mặc dù vậy, các sử gia đương đại lại có quan điểm hoàn toàn khác. Cuộc khủnghoảng tên lửa hại nhân tại Cuba năm 1962 dạy Kennedy một bài học rằng không nên tin tưởng tuyệt đốivào lời khuyên của các quan chức an ninh "diều hâu". Trong khi đó, đối với Nhà Trắng, Việt Nam năm1963 là một quốc gia bất ổn và xa cách với Mỹ.
Trong cuốn "An Unfinished Life" (tạm dịch: "Mộtcuộc đời chưa kết thúc") viết về tổng thống Kennedy, giáo sư lịch sửRobert Dallek của đại học Boston cho rằng "hành động và phát ngôn của Kennedy thể hiện sự thận trọng trong quátrình can thiệp, khác với thời Lyndon Johnson sau này".(Johnson là tổng thống kế nhiệmKennedy sau khi ông này bị ám sát, và là người đưa ra quyết định điều quân đội Mỹ tham chiến trựctiếp ở Việt Nam).
Trong nhiệm kỳ tổng thống dang dở của mình,Kennedy đã tăng cường số lượng cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam lên 16.000 người và mở rộng các góiviện trợ quân sự, tài chính. Tuy nhiên, đến tháng 9/1963, ông công khai bày tỏ thái độ bất an vàgiận dữ trước tình hình ngày càng tiêu cực tại Việt Nam.
"Nói cho cùng, đó là cuộc chiến của họ. Họ lànhững người phải thắng hoặc thua", Kennedy phát biểu trong một buổi phỏng vấn với đài truyền hình
Phản ứng của Kennedy trong cái chết của Ngô ĐìnhDiệm, tổng thống chính quyền miền Nam Việt Nam, cũng được xem xét lại 50 năm sau ngày hai vụ ám sátdiễn ra.
Hai anh em họ Ngô bị hạ sát ngày 2/11/1963sau khi từ chối đề nghị ra đi an toàn của Mỹ. Biết tin, Kennedy đã sốc và tuyệt vọng về hiện trạngxấu đi trông thấy tại Việt Nam. Ngày 4/11/1963, Kennedy liệt ra một danh sách những ngườiphản đối kế hoạch đảo chính, bao gồm Robert Kennedy và bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara; vànhững người ủng hộ đảo chính trong đó có một loạt quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao.
Kennedy không phủi tay trong vụ ám sát. "Chúng ta (những người trong Nhà Trắng)cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ này", Kennedy nói.
Chính sách Việt Nam của Mỹ nếu Kennedy còn sống
Tổng thống Kennedy hé lộ thái độ bi quan về tình hình tại miền Nam Việt Nam trongbuổi phỏng vấn ngày 2/9/1963 vớiđài CBS. Ngồi bên trái ônglà Walter Cronkite, người dẫnchương trình nổi tiếng của CBS. Ảnh: AP |
Các phát ngôn của tổng thống Kennedy trước thời điểm xảy ra đảo chính lật đổ chếđộ Ngô Đình Diệm phần nào hé lộ thái độ và tính toán của ông về chính sách đối ngoại của Mỹ tạiViệt Nam. Kennedy nói thẳngvớiWalter Cronkite, ngườidẫn chương trình của , rằng cuộc chiến này có lẽ không thể kết thúc với thắng lợi thuộcvề Mỹ.
Trong một phỏng vấn khác với hãng NBC, Kennedy cũng thừa nhận với ngườidẫn chương trìnhChet Huntley rằng, ông tin vào học thuyếtquân bài domino và việc miền Nam Việt Nam thất thủ trước miền Bắc sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền tạiĐông Nam Á.
Trước đó Pierre Salinger, trợ lý báo chí NhàTrắng đã thông báo rằng đến cuối năm 1963, chương trình huấn luyện lực lượng quân sự bản địatại Nam Việt Nam phải đạt đến mức cho phép Mỹ rút 1.000 nhân viên quân sự về nước.
Sau vụ đảo chính Ngô Đình Diệm, Bộ Ngoại giao Mỹtổ chức một hội thảo tại Hawaii, nhằm thảo luận về lựa chọn chính sách tiếp theo cho vấn đề tạiViệt Nam. Tổng thống Kennedy chỉ đạo, mục đích của cuộc hội thảo không chỉ nhằm tìm giải pháp"chiến đấu tốt hơn", mà còn phải giúp "người Mỹ thoát khỏi đó".
Sau hội nghị tại Hawaii, cố vấn anninh quốc giaMcGeorge Bundy cho biết chính sách về vấnđề Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. Bởi nhiều quan chức và nhà lập pháp Mỹ vẫn kiên quyết với giảipháp quân sự cho vấn đề tại Việt Nam, việc rút lui là điều chưa thấy đâu.
Nhưng Kennedy đang ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tái cử nhiệm kỳ hai - vàkèm với nó là khả năng hành động tự do hơn nhiều so với kỳ một. Ngày 21/11/1963, ông cònnói vớiMichael Forrestal, phụ tá của Bundy,rằng đầu năm 1964, ông sẽ tổ chức việc nghiên cứu sâu sắc về mọi lựa chọn trong cuộc chiến ở ViệtNam, kể cả giải pháp rút lui.
"Chúng ta phải xem xét toàn bộ vấn đề này hết sức kỹ càng", Kennedy nói.
Cũng ngày hôm đó, Kennedy lên đường đi Texas vận động chính trị, để rồi trưa hômsau bị bắn tử thương khi đang vẫy chào dân chúng.
Nguồn VnExpress