Kệ kinh tế suy thoái, chứng khoán Argentina vẫn tăng mạnh
Kinh tế lao dốc, chứng khoán tăng mạnh
Argentina đang nằm ở tâm điểm của thị trường tài chính thế giới khi một lần nữa lại rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Ngày 17/6/2014, Standard and Poor's (S&P) đã hạ 2 bậc xếp hạng nợ của Argentina, qua đó đưa xếp hạng mới của nước này rơi xuống mức "CCC-" (nghĩa là dưới mức khuyến khích đầu tư 9 bậc) với triển vọng "tiêu cực". Qua đó, đưa Argentina trở thành quốc gia có xếp hạng thấp nhất cho tới nay.
Nhưng một nghịch lý đang diễn ra là cũng năm nay, dù đang trong tình cảnh vỡ nợ nhưng TTCK nước này vẫn tiếp tục bùng nổ trong năm nay. Argentina đã khiến cả thế giới phải chú ý khi thị trường chứng khoán nước này nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu, với mức tăng gần 60%.
Chỉ số Mercado de Valores de Buenos Aires (Merval) đã tăng gần 60% so với thời điểm đầu năm 2014 và ghi nhận đà phá mạnh nhất trong số 40 chỉ số chứng khoán toàn cầu theo thống kê đầu năm đến nay.
Tại sao TTCK Argentina lại tăng trưởng mạnh nhất thế giới?
Nhà chiến lược Paul Christopher của Wells Fargo Advisors cho biết thời gian qua dòng vốn đã dịch chuyển mạnh khỏi các tài sản an toàn và chảy vào các kênh đầu tư rủi ro. Đặc biệt, các quốc gia có định giá hấp dẫn nhất được mua mạnh nhất trong năm nay. Với mức lãi suất thấp kỷ lục tại Mỹ, dòng tiền đã chảy vào các thị trường mới nổi do nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, ông Christopher cảnh báo nhà đầu tư có thể hơi quá đà.
Argentina hiện là quốc gia có trữ lượng khí đá phiến lớn thứ hai và dầu đá phiến đứng thứ tư thế giới. Công ty dầu mỏ Achentina YPF cần đến khoảng đầu tư hàng tỷ đô la hàng năm . Các tập đoàn dầu mỏ như Total, Petrobras hay Shell đều muốn hợp tác với Achentina. Tập đoàn Chevron của Mỹ đã ký hợp đồng đầu tư trị giá 2 tỷ đô la cho việc thăm dò dầu hỏa.
Vỡ nợ, thâm hụt thương mại là yếu tố quan trọng
Trong những năm qua, đồng nội tệ peso liên tục mất giá với tỷ lệ lạm phát không ngừng tăng cao. Theo thống kê của chính phủ Argentina, mức lạm phát của nước này đang ở mức 10,8%.
Tăng trưởng GDP của Argentina 3 năm qua vào vòng xoáy suy thoái khi mức tăng trưởng xoay quanh dưới 0%.
Theo Moody's, nguồn dự trữ ngoại tệ của Argentina hiện giảm gần một nửa, xuống còn 27,5 tỷ USD, so với mức 52,7 tỷ USD của năm 2011- khiến Argentina có thể sẽ không đủ ngoại tệ để trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài.
Các chuyên gia Moody's nêu rõ nguyên nhân khiến dự trữ ngoại tệ của Argentina giảm là do thặng dư thương mại giảm và tình trạng chảy nguồn vốn ra nước ngoài trong 3 năm qua.
Lãi suất cao trong khi đồng peso bị định giá thấp làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Nếu các nhà hoạch định chính sách Argentina không đưa ra các biện pháp cải cách, dự trữ ngoại tệ nước này sẽ tiếp tục giảm cho tới năm 2015.
Moody's cũng hạ mức đánh giá triển vọng của Argentina từ mức "ổn định" xuống mức "tiêu cực," đồng thời cảnh báo chính sách kinh tế áp dụng tỷ lệ lãi suất cao trong khi đồng peso bị định giá thấp sẽ làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
"Xù nợ" không hẳn đã là quá tệ
Ở thời điểm hiện tại, Argentina thiếu nợ khoảng 30 tỉ USD và nền kinh tế không bị khủng hoảng lớn trong những năm qua. Tác động lớn nhất của lần vỡ nợ này là Chính phủ Argentina sẽ không thể tiếp cận các thị trường vốn quốc tế và đầu tư nước ngoài sẽ sụt giảm.
Hai chủ nợ mà Argentina phải thanh toán 1,5 tỷ đô là NML và Aurelius. Nếu vỡ nợ này sẽ làm lạm phát tăng và gây áp lực lên thị trường ngoại hối, gây quan ngại cho các nhà đầu tư và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng thêm.
Còn nếu Argentina trả nợ thì đất nước này lo ngại một kịch bản tệ hơn xảy đến. Đó là các chủ nợ khác cũng đòi được chi trả 100% như hai chủ nợ nói trên, trong khi 93% trong số đó đã đồng ý giảm nợ xuống còn 70% sau khủng hoảng của Argentina vào năm 2001. Trong trường hợp đó, Argentina phải chi đến 100 tỷ đô la để trả nợ.
Nguồn Theo DVO