Thứ Năm | 20/06/2013 21:43

Kế hoạch 500 triệu USD và tham vọng đưa du lịch Myanmar cất cánh?

Myanmar sở hữu nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch, nhưng suốt hơn 2 thập kỷ qua, lợi thế ấy vẫn chưa thoát khỏi 2 chữ "tiềm năng".

Chính phủ Myanmar, cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và chính phủ Na Uy đã công bố “Kế hoạch du lịch tổng thể, giai đoạn 2013-2020” hôm 5/6. Trong đó, vạch ra 38 dự án phát triển trị giá gần nửa tỷ USD (486,7 triệu USD) sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Myanmar, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và cộng đồng đa sắc tộc ở đây.

Hãy cùng nhìn lại xem ngành du lịch Myanmar đang sở hữu những lợi thế gì?

Nhiều cơ hội phát triển nhưng chỉ dừng lại ở mức tiềm năng

Năm 2012, gần nửa triệu du khách đến Myanmar bằng đường hàng không. Khách du lịch chủ yếu đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Khách du lịch đến từ Pháp, Đức, Malaysia, Singapore, và Vương quốc Anh chiếm khoảng 4-5%. Còn lại 465.614 du khách chủ yếu đi trong ngày, đến Myanmar thông qua biên giới đất liền từ Thái Lan.

Khi được hỏi, "điều gì khiến bạn đặt chân đến Myanmar?", nhiều du khách đã không ngần ngại trả lời, đó chính là văn hóa.

Cùng với Thái Lan, Myanmar cũng được biết đến nhờ kho tàng văn hóa giàu có, sống động, với nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Tiêu biểu nhất, Chùa Vàng (hay còn gọi là chùa Shwedagon), ngôi chùa tọa lạc trong thành phố Yangon. Chùa Vàng được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar và cũng trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất.

Chùa Vàng (chùa Shwedagon)-ngôi chùa linh thiêng nhất tại Myanmar.
Chùa Vàng (chùa Shwedagon)-ngôi chùa linh thiêng nhất tại Myanmar.

Bên cạnh đó, sự thân thiện và mến khách của người dân nơi đây luôn khiến du khách nước ngoài cảm thấy hài lòng.

Nét thân thiện và mến khách là một lợi thế lớn của du lịch Myanmar.

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng du lịch tại Myanmar chưa đáp ứng được kì vọng. Hiện nay, Myanmar có 1026 công ty lữ hành, gồm 17 công ty liên doanh có khả năng sắp xếp các tour cơ bản, tuy nhiên phần lớn, lại thiếu khả năng tổ chức chương trình tour tùy biến.

Myanmar có 787 khách sạn và nhà nghỉ, với 28.291 phòng, phân bố trên 48 khu vực. Tuy nhiên, chỉ có 5 khách sạn 5 sao và 18 khách sạn 4 sao. Hiện đang có tổng cộng 36 khách sạn và khu tổ hợp thương mại của nhà đầu tư nước ngoài, trị giá 1,41 tỷ USD, trong đó có 30 dự án đã hoàn thành và 6 dự án đang trong giai đoạn triển khai. Ngay khi hoàn thành, những dự án này mới có thể cung cấp thêm 1.559 phòng.

Myanmar có mạng lưới 41 sân bay, bao gồm 3 sân bay quốc tế. Sân bay quốc tế Yangon là cổng du lịch chính, chịu trách nhiệm 94% lưu lượng hàng không quốc tế của đất nước này.

Sự quá tải của sân bay Yangon đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng hệ thống mới và một dự án nâng cấp mới bắt đầu được tiến hành. Hiệu suất hoạt động của sân bay Yangon được kì vọng sau nâng cấp, có thể phục vụ khoảng 3-5,4 triệu khách mỗi năm.

Ngoài ra, sân bay quốc tế Nay Pyo Taw phục vụ hàng năm 3,5 triệu khách, nhưng hiện tại chỉ tiếp nhận các chuyến bay nội địa và dịch vụ vận tải quốc tế. Sân bay quốc tế Mandalay có khả năng phục vụ 3 triệu khách. Sân bay quốc tế thứ 4 có khả năng tối thiểu 10 triệu khách hàng năm đang được dự kiến mở cửa vào năm 2016, tại Hanthawaddy, cách Yangon 80km.

Bỏ ra tiền “triệu” để thu về tiền “tỷ” và nhiều hơn thế

Trong quá trình cải cách nền kinh tế, du lịch là một trong những mũi nhọn Myanmar đang hướng tới và chính phủ Myanmar đã không hề giấu diếm điều đó. “Kế hoạch du lịch tổng thể, giai đoạn 2013-2020” với trị giá gần nửa tỷ USD, chính là lời khẳng định cho quyết tâm đưa ngành du lịch Myanmar thoát hẳn ra khỏi 2 chữ "tiềm năng" đã đeo đẳng suốt hai thập kỷ qua.

Bộ trưởng Khách sạn và Du lịch Myanmar, U Htay Aung hy vọng rằng: "Bản quy hoạch này vạch ra hướng đi nhằm chào đón nhiều du khách đến với Myanmar mà không ảnh hưởng xấu đến di sản văn hóa độc đáo của chúng tôi hoặc đe dọa tới môi trường tự nhiên hoang sơ.”

Nếu Myanmar tiếp tục thực hiện các cải cách kinh tế, chính trị và xã hội, lượng du khách quốc tế được dự báo sẽ tăng cao đến trong năm 2020 - con số hiện tại và doanh thu từ du lịch tương ứng trị giá

Figure 1: Du lịch Myanmar

Theo kịch bản tăng trưởng này, ngành du lịch có thể cung cấp hơn vào năm 2020 và kích thích chi tiêu trung bình của mỗi du khách đến Myanmar lên

Figure 2: Du lịch Myanmar

Du lịch sẽ là một trụ cột của nền kinh tế của Myanmar, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân, bao gồm cả những người đang sống trong cộng đồng nghèo. Phó Chủ tịch ADB, ông Stephen Groff cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch tại Myanmar: "Quy hoạch này mang tầm nhìn dài hạn, một khởi đầu vững chắc để đảm bảo du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế và công bằng xã hội tại Myanmar."

Được tài trợ bởi chính phủ Na Uy, quy hoạch tổng thể khuyến nghị xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch bằng cách tăng cường hệ thống giáo dục và đào tạo du lịch. Đồng thời, dành riêng 44,5 triệu USD phục vụ việc tìm kiếm cơ hội, quan hệ đối tác và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

"Quy hoạch du lịch tổng thể của Myanmar cung cấp công cụ hàng đầu cho chính phủ Myanmar để phát triển ngành một cách bền vững về mặt xã hội và môi trường. Việc thực hiện kế hoạch này sẽ yêu cầu sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ và sự phối hợp giữa một loạt các cơ quan chính phủ và chính quyền các bang và khu vực", bà Katja Nordgaard, Đại sứ Na Uy tại Myanmar cho biết.

Cải cách toàn diện ngành du lịch

Gần 500 triệu USD của bản kế hoạch phát triển lần này chỉ là con số ước tính 38 dự án đầu tư nhằm phát triển du lịch. Cụ thể, số tiền đó dùng để tài trợ cho quá trình cải cách một cách tổng thể ngành du lịch, từ hành lang pháp lý, cho đến nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.

, Luật Du lịch Myanmar (1993) sẽ được xem xét sửa đổi các nội dung về thủ tục cấp phép cho khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành và hướng dẫn du lịch, cũng như sửa đổi các quy định liên quan đến các khu vui chơi giải trí và lao động tại đây, xây dựng các hoạt động du lịch nước ngoài cho công dân Myanmar. Ngoài ra, thủ tục thị thực cũng được đơn giản hóa, áp dụng visa điện tử (e-visa).

Quy hoạch tổng thể cũng gợi ý về việc thành lập một Ban Điều phối du lịch, điều hành bởi phó tổng thống, để tập hợp các Bộ liên quan đến du lịch, các cơ quan và liên kết thành một cơ quan chung nhất.

Chính phủ Myanmar cũng đưa ra sáng kiến thành lập đơn vị Kế hoạch phát triển du lịch chỉ ra sự cần thiết phải thành lập các đơn vị cảnh sát du lịch, không chỉ để bảo vệ khách du lịch, mà còn nhằm mục đích ngăn chặn nạn buôn bán trẻ em và du lịch tình dục.

Bên cạnh đó, phương án di tản khách du lịch khi gặp thiên tai cũng được đề ra.

Sáng kiến du lịch mới được giới thiệu với cộng đồng dân cư thông qua các dự án du lịch cộng đồng thí điểm để đảm bảo rằng, người dân địa phương đã được chuẩn bị sẵn sàng để đón dòng du khách đông đúc sẽ chảy về đây trong tương lai và duy trì sự kiểm soát hoạt động du lịch trong cộng đồng.

Về nguồn nhân lực,Myanmar sẽ bắt đầu đưa du lịch vào nội dung giảng dạy trong cấp trung học cơ sở và mở rộng mạng lưới giáo dục với các trường đại học trong khu vực.

mạng lưới hạ tầng giao thông sẽ được nâng cấp đáng kể nhằm phục vụ khách du lịch. Cụ thể, dự án sẽ tập trung mở rộng nhiều cảng hàng không quốc tế ở Mandalay và Nay Pyi Taw, cải tiến bến tàu tại sông Bagan để hỗ trợ du lịch thuyền trên biển và xây dựng các tuyến đường trung chuyển trong vùng như bãi biển Ngapali và hồ Inle.

Cây cầu nổi tiếng mang tên U-Bein tại Amarapur, chắc chắn sẽ được xây dựng lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Cây cầu nổi tiếng mang tên U-Bein tại Amarapur, chắc chắn sẽ được xây dựng lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Doanh nghiệp Việt Nam đón đầu cơ hội

Ngành du lịch Myanmar không chỉ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước, mà còn chào đón nhà đầu tư đến từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Việt Nam đã cấp phép cho sang Myanmar với tổng vốn đăng ký khoảng

Trong đó, chỉ riêng có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ( HAG) là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã nhanh chân đặt nền móng đầu tiên trên lên lĩnh vực du lịch đầy hứa hẹn của Myanmar. Lễ khởi công dự ánvừa diễn ra sáng ngày 5/6 tại Yangon. Dự án đã được Chính phủ Myanmar cấp phép với tổng mức đầu tư lên đến 440 triệu USD, chiếm hơn tổng vốn đăng ký của tất cả 8 dự án đầu tư sang Myanmar của Việt Nam.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư du lịch tại Myanmar.

Một sự trùng hợp thú vị là lễ khởi công được diễn ra cùng ngày với thời điểm chính phủ Myanmar công bố “Kế hoạch du lịch tổng thể, giai đoạn 2013-2020”.

Trong cuộc chiến nơi mảnh đất vàng của châu Á, ai nhanh chân hơn ắt sẽ giành được lợi thế.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện