Thứ Sáu | 25/10/2013 14:50

JPMorgan đối mặt truy tố hình sự vì dính líu đến vụ lừa đảo tài chính lớn nhất toàn cầu

JPMorgan đang tiến hành các thỏa thuận điều kiện với nhà chức trách Mỹ nhằm tránh khỏi bị truy tố hình sự do liên quan đến Bernard Madoff - "tác giả" vụ lừa đảo tài chính lớn nhất toàn cầu.
Ngân hàng lớn nhất của Mỹ JPMorgan Chase đang phải đối mặt với án điều tra liên quan đến tác giả của vụ lừa đảo lớn nhất trong ngành tài chính toàn cầu - Bernard Madoff.

Theo New York Times, các nhà chức trách Mỹ đang tiến hành điều tra vi phạm hình sự của JPMorgan, do đã không tuân thủ luật pháp yêu cầu các ngân hàng trong nước Mỹ bắt buộc phải thông báo về bất kì hoạt động đáng ngờ nào của khách hàng. Trong suốt hơn 2 thập kỷ, JPMorgan đã cung cấp các dịch vụ tài chính-ngân hàng cho Bernard Madoff - "tác giả" của vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử tài chính toàn cầu với "Mô hình Ponzi".

Mô hình Ponzi hoạt động dựa trên cách vay tiền của người này để trả nợ người khác. Nhờ mô hình này, Madoff đã thu hút nhiều người gửi tiền với khoản lợi nhuận hứa hẹn sẽ rất lớn nhưng hệ thống cuối cùng đã sụp đổ. Vào năm 2009, Madoff đã bị kết án 150 năm tù giam cho số tiền lừa đảo lên tới gần 65 tỷ USD, với tất cả 11 cáo trạng, kể cả tội lừa đảo, khai man, ăn cắp từ một chương trình phúc lợi của nhân viên và tội rửa tiền quốc tế.

Bernard Modoff đã bị kết án 150 năm tù vào năm 2009, chủ mưu vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử tài chính thế giới.
Bernard Modoff - chủ mưu vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử tài chính thế giới, đã bị kết án 150 năm tù vào năm 2009.

JPMorgan đang đàm phán với các nhà chức trách của một thỏa thuận "có điều kiện", trong đó ngân hàng này sẽ đồng ý trả tiền phạt để thoát khỏi truy tố hình sự. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy rất hiếm khi diễn ra và hầu như không bao giờ áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

Cuộc điều tra trên được tiến hành độc lập với vụ điều tra các giao dịch "dưới chuẩn" được JPMorgan tiến hành từ trước khủng hoảng. Ngân hàng lớn nhất của Mỹ đang chuẩn bị khoản tiền phạt có thể lên đến 13 tỷ USD để kết thúc các vụ bê bối pháp lý do Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành điều tra.

Nguồn Reuters, NYT/Dân Việt


Sự kiện