James Buchanan, một cây đại thụ kinh tế nữa vừa mới ra đi
Nước Mỹ dường như đang vấp phải hết rắc rối này cho tới rắc rối khác, từ khủng hoảng kinh tế cho đến tê liệt về chính trị. Nhiều người cho rằng điều đó là hiển nhiên thôi, vì James Bunachan, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kiêm kiến trúc sư trưởng của học thuyết kinh tế "lựa chọn công cộng", đã qua đời hôm 9/1 vừa qua, hưởng thọ 93 tuổi.
Bunachan thực tế chỉ là một người ngoài cuộc trong lĩnh vực mà ông theo đuổi. Ông né tránh những mô hình phức tạp và các thuật toán có lợi cho việc phản ánh những triết lý chính trị (những thứ như vậy có thể khiến nhiều người nhầm lẫn và nhìn nhận ông như một kẻ tầm thường).
Sinh ra ở lớn lên với tư cách là một cư dân của Tennessee, James Bunachan không tin tưởng vào tầng lớp thượng lưu vùng Đông Bắc và dành hầu hết thời gian trong sự nghiệp của mình tại những trường đại học của bang Virginia. Ông cũng là người đã phê phán và thách thức sự cẩu thả trong xử lý các nhân tố khả biến, điển hình là chi phí kinh tế - một vấn đề mà ông coi là trọng tâm trong nghề nghiệp của mình.
Ông đã cho ứng dụng những học thuyết không chính thống như đánh thuế 100% với tài sản thừa kế, trên cơ sở bình đẳng. Song đóng góp lớn nhất của ông là trong lĩnh vực kinh tế chính trị.
Sự quan tâm của ông tới các hoạt động của nhà nước liên bang đã phần nào phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của chúng. Từ chỗ chỉ đóng 1 vai trò tối thiểu trong thời đại tiền công nghiệp, những người có tài sản lớn bắt đầu nắm quyền kiểm soát những hoạt động kinh tế trọng yếu trong thế kỷ 20.
Ngoài ra, nhu cầu an ninh quốc gia cùng phản ứng của chính phủ khi khủng hoảng nổ ra, từ các hoạt động kinh doanh vô đạo đức cho đến thảm họa Đại suy thoái 1930, cũng là những nguyên nhân giúp giới giàu vươn tay chiếm lĩnh hoạt động kinh tế. Khi nhu cầu của nhà nước dần phát triển, sự cần thiết phải hiểu hành vi của nó cũng lớn theo.
Ngài Bunachan từng là thành viên của một nhóm nhỏ các nhà kinh tế đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi liệu nhà nước có làm đúng nhiệm vụ mà nó đảm nhận hay không. Những thị trường không bị hạn chế có thể gặp sai sót - chẳng hạn như tạo ra quá nhiều ô nhiễm so với sức chịu đựng của xã hội.
Điều đó tạo cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ nhằm cải thiện hệ thống phúc lợi, chẳng hạn như đánh thuế ô nhiễm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo chính phủ liên bang sẽ thực hiện điều đó.
Bunachan chỉ ra rằng, sự can thiệp đó có hợp lý hay không phụ thuộc vào việc các quan chức bị thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân hay bởi lợi ích xã hội. Việc cân đo đong đếm ưu và nhược điểm cũng những lựa chọn chính trị đòi hỏi một cái nhìn cứng rắn, không ủy mị đối với mọi động thái của chính phủ - mà Bunachan vẫn ví von là "chính trị không có chỗ cho sự lãng mạn". Bằng cách khai thác vấn đề theo hướng này, ông đã tạo ra lý thuyết về lựa chọn công cộng.
Kinh tế học lựa chọn công cộng giả định rằng các số liệu của chính phủ về cơ bản giống như con người. Họ hy vọng làm lợi cho chính mình chứ chẳng bao giờ màng đến việc trở thành những nhà quản lý công cộng thánh thiện. Đây là cách tiếp cận mang tính hoài nghi song lại hữu ích nhất.
Cha đẻ của kinh tế học vĩ mô, John Maynard Keynes, có thể kết luận rằng thâm hụt ngân sách chính phủ có thể khiến kinh tế suy sụp. Song Bunachan lại cho rằng kết luận như vậy có thể dẫn đến sự xói mòn từ từ "những giá trị tài khóa truyền thống", qua đó thuế sẽ bị nâng một cách vô tội vạ để đáp ứng những nghĩa vụ của chính phủ.
Hệ quả là, chi tiêu chính trị trở nên ít tốn kém hơn, do các chính trị gia không còn cảm thấy áp lực phải tạo thêm các khoản chi tiêu mới từ các khoản thuế cao hơn. Điều đó sẽ dẫn tới kỷ nguyên thâm hụt tài chính và nợ công dai dẳng, và thực tế đã chứng minh ông hoàn toàn đúng.
Phân tích lựa chọn công cộng nhanh chóng giúp tạo ra một lăng kính nhằm xem xét thấu đáo hành động của chính phủ. Chẳng hạn, các nhà lập pháp có thể "dồn phiếu" cho nhau để thông qua các biện pháp có lợi cho một nhóm nhỏ những kẻ chóp bu song lại chẳng có giá trị gì rõ rệt với công chúng.
Chính phủ các nước giờ đây đang dần bị hủy hoại trong tay những kẻ "trục lợi kinh tế", ám chỉ những doanh nghiệp chỉ chăm chăm vồ lấy lợi nhuận thông qua các ưu đãi đặc biệt cẩu chính phủ hay quyền lợi độc quyền.
hiến pháp chứ không phải với chính phủ"
Chẳng hạn, các công ty xây dựng có thể dành hết thời gian đi vận động hành lang nhằm có được các hợp đồng của chính phủ thay vì tốn công đi tán tỉnh các doanh nghiệp tư nhân khác. Điều đó không chỉ buộc doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn lực để đạt được đặc quyền bằng mọi giá, mà còn lôi kéo các doanh nghiệp khác tham gia vào cuộc chiến vô đạo đức đó. Khi cơ hội "trục lợi" được mở rộng, các doanh nghiệp sẵn sàng rút mọi nguồn lực từ các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực tư nhân để chuyển sang tranh giành nhau sự hào phóng của chính phủ.
Lý thuyết lựa chọn công cộng ra đời chính là để đưa ra lời khuyên thận trọng và coi sóc quá trình mở rộng vai trò của chính phủ. Nó cũng giúp gợi ý những cách thức chống lại những mưu toan chính trị bẩn thỉu.
Hãy lấy ô nhiễm làm ví dụ. Giáo sư Robert Stavins thuộc Đại học Harvard đã đưa ra lập luận ủng hộ chính sách "mua bán hạn ngạch ô nhiễm" nhằm hạn chế lượng phát thải carbon thông qua việc đánh thuế khí thải với các doanh nghiệp.
Lý luận của ông là các nhà lập pháp sẽ xây dựng một quy trình chuẩn về khí thải cho các doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc đánh thuế. Lập luận này của ông cũng nhận được khá nhiều sự ủng hộ của các nhà kinh tế.
Tuy nhiên, với hệ thống "mua hạn ngạch ô nhiễm", các nhà lập pháp lại cho cấp phát hạn ngạch một cách bừa bãi, thay vì đem bán đấu giá chúng, bởi các giấy phép hạn ngạch carbon có những lợi ích nhất định mà các doanh nghiệp thèm muốn.
Tuy nhiên, chính sách này không thể thay thế sức mạnh buộc các doanh nghiệp phải giảm lượng khí phát thải của luật pháp. Ngược lại, việc miễn thuế khi thải carbon còn làm suy yếu lợi ích môi trường của nó.
Ngay cả khi chính sách "bên miệng hố chiến tranh" giúp Mỹ vượt qua "bờ vực tài khóa" và trần nợ có thể được hiểu là một ứng dụng của lý thuyết lựa chọn công cộng. Khi lợi ích cá nhân khiến các chính trị gia rơi vào bế tắc vô tận, những lựa chọn khó khăn cần phải được thực hiện trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách không còn cách nào khác ngoài việc đối mặt với chúng.
Những sự kiện như vậy phản ánh một thực tế rằng trong các nền dân chủ, tồn tại một sự cân nhắc giữa việc ra quyết định hiệu quả và sự cần thiết phải lãnh đạo đất nước mà phải có sự đồng thuận từ các phía.
Trong tác phẩm "Cơ sở logic của dân chủ lập hiến" ( The calculus of consent), xuất bản năm 1962 cùng Gordon Tullock. Đây là cuốn sách kinh tế chính trị, về chính quyền và các nhà chính trị, hệ thống bầu cử. Hai tác giả so sánh các kiểu bầu cử để thông qua quyết định: kiểu đỏi hỏi đa số đơn giản và kiểu đòi hỏi hoàn toàn nhất trí. Kiểu thứ nhất thì có khả năng ảnh hưởng xấu cao, còn kiểu thứ hai thì có giá phải trả để đạt được đến quyết định cao. Bởi vậy, trong những trường hợp mà sự ảnh hưởng xấu của quyết định có thể rất trầm trọng, thì có thể cần đến kiểu bầu cử đòi hỏi “hoàn toàn nhất trí” hoặc “siêu đa số” trước khi thông qua quyết định.
Quyển sách trên của Buchanan và Tullock, cùng với quyển sách của Anthony Down nhan đề “Lý thuyết kinh tế về dân chủ" được coi là hai quyển sách mở đầu cho chuyên ngành kinh tế "Lựa chọn công cộng". Cho đến ngày nay, lý thuyết "Lựa chọn công cộng" đã trở thành một phần của "kinh tế học chính thống". Nó cũng đồng thời giải thích được nhiều hiện tượng “phản dân chủ” trong chính trị.
Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Buchanan vào kinh tế đó là chia việc đưa ra quyết định chính trị thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là thiết lập những quy tắc ban đầu, hay còn gọi là giai đoạn "xây dựng hiến pháp". Đây là giai đoạn mà Buchanan đặc biệt chú ý, và cũng kéo được các nhà kinh tế nghiên cứu về giai đoạn xây dựng hiến pháp này: hiến pháp ảnh hưởng đến các lựa chọn công ra sao, so sánh giữa các hiến pháp có các điểm mạnh yếu của chúng thế nào, hiến pháp thế nào là tốt cho dân chủ... Giai đoạn 2 là xây dựng nền chính trị bình thường "sau hiến pháp". Một hệ thống dân chủ có thể duy trì tính hợp pháp của nó bất chấp những thù hằn chính trị nếu nó có thể đạt được sự đồng thuận về tính công bằng trong các nguyên tắc cơ bản.
Bunachan đã phân biệt sự khác nhau trong thái độ của chính phủ Mỹ và châu Âu dựa trên điều này. Ông lưu ý rằng "trong một nền dân chủ lập hiến, con người nợ sự trung thành với hiến pháp chứ không phải với chính phủ". Nền chính trị của Mỹ là một mớ hỗn độn, song các tổ chức của nó cần phải được trân trọng, Bunachan nhấn mạnh.
Nguồn The Economist/Khampha
từ khủng hoảng kinh tế cho đến tê liệt về chính trị vì James Bunachan đã mất