Thứ Năm | 28/06/2012 06:56

Italia thông qua cải cách lao động trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU

Hôm qua (27/6), Quốc hội Italia thông qua đạo luật cải cách lao động mang tính lịch sử được đề ra bởi Thủ tướng Mario Monti.
Theo luật mới này, các công ty phải thuê mướn lao động với các hợp đồng dài hạn và hạn chế tình trạng thuê mướn lao động tạm thời. Đồng thời, điều luật này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty để dễ dàng sa thải nhân công trong trường hợp kinh tế khó khăn, nhưng sa thải với lý do phân biệt đối xử vẫn còn bị cấm.

Biện pháp này cũng cung cấp chương trình lợi ích thất nghiệp phổ quát (ASPI) nhằm bảo vệ người lao động trong giai đoạn thất nghiệp và giúp họ tìm công việc mới. Kế hoạch bảo hiểm cung cấp lợi ích ngắn  hơn so với hiện tại, nhưng sẽ mở rộng cho nhiều người hơn, Roberto Benaglia, một quan chức của công đoàn lao động ôn hòa CISL cho biết.

Cải cách lao động trên được Thủ tướng Italy Mario Monti đánh giá là một bước ngoặt "quan trọng," nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ bằng cách tạo thuận lợi cho người lao động dễ tìm kiếm việc làm hơn ở một đất nước có gần 1/3 số người trẻ tuổi đang bị thất nghiệp.

Để đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế, các quy định mới này nhằm: thúc đẩy các công ty ký kết hợp đồng lao động lâu dài với công nhân và hạn chế tình trạng thuê mướn lao động tạm thời;  tạo điều kiện thuận lợi để công ty dễ dàng sa thải nhân công trong trường hợp kinh tế khó khăn; bảo vệ người lao động trong giai đoạn họ bị thất nghiệp và giúp họ tìm kiếm các công việc mới.

Bộ trưởng Lao động Italia Elsa Fornero nhấn mạnh cải cách lao động nói trên sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bóc lột lao động, khuyến khích khả năng cạnh tranh bằng cách bằng cách bảo vệ người lao động. Theo ông, điều này là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường lao động hiện đại.

Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn lao động lớn nhất Italy CGIL, Susanna Camusso cho rằng cải cách sẽ không tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Về phần mình, mặc dù ủng hộ kế hoạch cải cách nhưng giới chủ ngành công nghiệp cũng phần nào tỏ ý hoài nghi về các biện pháp của chính phủ theo đó buộc các công ty phải thuê mướn lao động với các hợp đồng dài hạn kèm theo là những gánh nặng về phúc lợi và an sinh xã hội.

Nguồn Tân Hoa Xã/DVT


Sự kiện